Vì việc sử dụng quá nhiều một hóa chất quan trọng thúc đẩy đà lan tràn các loại cỏ dại mới có khả năng kháng thuốc diệt cỏ mạnh, các nhà khảo cứu đang tìm kiếm phương pháp thiên nhiên để chống lại loại cỏ dại này.
Hiện giờ là mùa thu hoạch tại trạm khảo cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ngay phía bắc thủ đô Washington. Nhà sinh thái học Steven Mirsky bước lần theo các luống ngô khô để tìm những “kẻ thù” lẩn tránh.
Cao hơn hai mét, một cây cỏ dại đã cướp mất nước, chất dinh dưỡng, và ánh sáng của những cây hoa màu kế cận. Sự tràn vào phá hoại của những quái vật này có thể mau chóng vượt khỏi vòng kiểm soát. Mỗi cây cỏ dại này có thể sản sinh tới nửa triệu hạt.
Nhiều nông gia kiểm soát loại cỏ này và các cây có vấn đề khác bằng cách trồng các cây hoa màu biến đổi gen di truyền có khả năng miễn dịch tác dụng của thuốc diệt cỏ được gọi là Roundup. Phun thuốc Roundup lên cánh đồng của họ có thể giết cỏ dại nhưng không ảnh hưởng tới hoa màu. Ông Mirsky cho biết:
“Hệ thống đó hữu hiệu và có tác dụng tốt. Nhưng nếu áp dụng nhiều lần có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, và chắc chắn chúng ta sẽ thấy tình trạng kháng thuốc gia tăng trên cả nước.”
Ông Mirsky nói rằng các nông gia trồng bông tại miền đông nam Hoa Kỳ gặp khó khăn với loại cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ Roundup. Và hơn một nửa các nông gia trên khắp nước đã cho biết về những khó khăn với một số loại cỏ dại mà thuốc Roundup không giết được nữa.
Vì thế ông Mirsky và các nhà khảo cứu khác đang nghiên cứu một phương cách thay thế: kiểm soát cỏ dại bằng thảo mộc chứ không bằng thuốc.
Đây là cách thực hiện. Vào mùa thu, họ trải lên mặt đất một loại cây được gọi là “hoa màu bao phủ” như lúa mạch. Loại cây này có một thuận lợi ban đầu so với cỏ dại.
Qua mùa xuân, họ để hoa màu bao phủ này mọc cho tới khi đạt tới chiều cao gần hai mét. Nhưng họ không thu hoạch. Thay vào đó họ cắt và trải ra trên mặt đất.
Một máy kéo cuốn lá lúa mạch này giống như một trục cán khổng lồ. Các thanh kim loại uốn cong quanh trục cán sẽ nghiền và giết chết cỏ. Ông Mirsky nói tiếp:
“Chúng ta có thể giết loại hoa màu phủ mặt này mà không cần sử dụng tới hóa chất. Và ta sẽ có được một loại mùn phủ đã nghiền rất tốt. Ta có thể thấy lớp mùn ở đây dày như thế nào.”
Ông Mirsky trải nhiều centimet vật liệu từ cây cỏ này trên mặt đất.
“Lớp mùn này bao phủ mặt đất. Nó giảm bớt lượng ánh sáng chiếu xuống mặt đất. Và bằng cách giữ cho mặt đất mát hơn, thì việc đó cũng ngăn cản được cỏ dại nảy mầm.”
Một máy cắt xuyên qua lớp bảo vệ để trồng hoa màu.
Hoa màu mọc qua mùa hè. Và cuối cùng qua hết mùa trồng trọt…Ông Mirsky nói:
“Đây là một cánh đồng ngô khá sạch sẽ. Và hầu như không có cỏ dại. Thật ra thì đây là một cỏ dại duy nhất tìm thấy trong toàn khu vực này. Và đây thật sự là một cây cỏ dại khẳng khiu.”
Và ông Mirsky nói rằng loại hoa màu bao phủ mặt đất này có ích lợi nhiều hơn là chỉ chống cỏ dại. Những cây lúa mạch được cắt xuống trong mùa xuân phân hủy thành đất màu phong phú, khiến hoa màu tốt hơn trong vụ thu hoạch mùa thu.
Các nông gia trên cả nước, trồng trọt đủ loại hoa màu bắt đầu hiểu được không phải chỉ vấn đề cỏ dại kháng thuốc.
Ông Mirsky nói rằng, phương pháp này có thể gia tăng đáng kể sản lượng hoa màu hữu cơ, được trồng mà không dùng thuốc diệt cỏ.
“Đối với một nhà sản xuất hoa màu hữu cơ, trong một vùng mà phương pháp này hữu hiệu, thì điều này có ý nghĩa rất lớn.”
Ông Mirsky nói rằng phương pháp này không phải hữu hiệu ở tất cả mọi nơi. Nhưng nơi nào hữu hiệu thì nó cung cấp cho các nông gia một phương pháp mới để diệt trừ một kẻ thù lâu đời.
Hiện giờ là mùa thu hoạch tại trạm khảo cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ngay phía bắc thủ đô Washington. Nhà sinh thái học Steven Mirsky bước lần theo các luống ngô khô để tìm những “kẻ thù” lẩn tránh.
Cao hơn hai mét, một cây cỏ dại đã cướp mất nước, chất dinh dưỡng, và ánh sáng của những cây hoa màu kế cận. Sự tràn vào phá hoại của những quái vật này có thể mau chóng vượt khỏi vòng kiểm soát. Mỗi cây cỏ dại này có thể sản sinh tới nửa triệu hạt.
Nhiều nông gia kiểm soát loại cỏ này và các cây có vấn đề khác bằng cách trồng các cây hoa màu biến đổi gen di truyền có khả năng miễn dịch tác dụng của thuốc diệt cỏ được gọi là Roundup. Phun thuốc Roundup lên cánh đồng của họ có thể giết cỏ dại nhưng không ảnh hưởng tới hoa màu. Ông Mirsky cho biết:
“Hệ thống đó hữu hiệu và có tác dụng tốt. Nhưng nếu áp dụng nhiều lần có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, và chắc chắn chúng ta sẽ thấy tình trạng kháng thuốc gia tăng trên cả nước.”
Ông Mirsky nói rằng các nông gia trồng bông tại miền đông nam Hoa Kỳ gặp khó khăn với loại cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ Roundup. Và hơn một nửa các nông gia trên khắp nước đã cho biết về những khó khăn với một số loại cỏ dại mà thuốc Roundup không giết được nữa.
Vì thế ông Mirsky và các nhà khảo cứu khác đang nghiên cứu một phương cách thay thế: kiểm soát cỏ dại bằng thảo mộc chứ không bằng thuốc.
Đây là cách thực hiện. Vào mùa thu, họ trải lên mặt đất một loại cây được gọi là “hoa màu bao phủ” như lúa mạch. Loại cây này có một thuận lợi ban đầu so với cỏ dại.
Qua mùa xuân, họ để hoa màu bao phủ này mọc cho tới khi đạt tới chiều cao gần hai mét. Nhưng họ không thu hoạch. Thay vào đó họ cắt và trải ra trên mặt đất.
Một máy kéo cuốn lá lúa mạch này giống như một trục cán khổng lồ. Các thanh kim loại uốn cong quanh trục cán sẽ nghiền và giết chết cỏ. Ông Mirsky nói tiếp:
“Chúng ta có thể giết loại hoa màu phủ mặt này mà không cần sử dụng tới hóa chất. Và ta sẽ có được một loại mùn phủ đã nghiền rất tốt. Ta có thể thấy lớp mùn ở đây dày như thế nào.”
Ông Mirsky trải nhiều centimet vật liệu từ cây cỏ này trên mặt đất.
“Lớp mùn này bao phủ mặt đất. Nó giảm bớt lượng ánh sáng chiếu xuống mặt đất. Và bằng cách giữ cho mặt đất mát hơn, thì việc đó cũng ngăn cản được cỏ dại nảy mầm.”
Một máy cắt xuyên qua lớp bảo vệ để trồng hoa màu.
Hoa màu mọc qua mùa hè. Và cuối cùng qua hết mùa trồng trọt…Ông Mirsky nói:
“Đây là một cánh đồng ngô khá sạch sẽ. Và hầu như không có cỏ dại. Thật ra thì đây là một cỏ dại duy nhất tìm thấy trong toàn khu vực này. Và đây thật sự là một cây cỏ dại khẳng khiu.”
Và ông Mirsky nói rằng loại hoa màu bao phủ mặt đất này có ích lợi nhiều hơn là chỉ chống cỏ dại. Những cây lúa mạch được cắt xuống trong mùa xuân phân hủy thành đất màu phong phú, khiến hoa màu tốt hơn trong vụ thu hoạch mùa thu.
Các nông gia trên cả nước, trồng trọt đủ loại hoa màu bắt đầu hiểu được không phải chỉ vấn đề cỏ dại kháng thuốc.
Ông Mirsky nói rằng, phương pháp này có thể gia tăng đáng kể sản lượng hoa màu hữu cơ, được trồng mà không dùng thuốc diệt cỏ.
“Đối với một nhà sản xuất hoa màu hữu cơ, trong một vùng mà phương pháp này hữu hiệu, thì điều này có ý nghĩa rất lớn.”
Ông Mirsky nói rằng phương pháp này không phải hữu hiệu ở tất cả mọi nơi. Nhưng nơi nào hữu hiệu thì nó cung cấp cho các nông gia một phương pháp mới để diệt trừ một kẻ thù lâu đời.