Với những hạn chế của truyền thông Trung Quốc ngăn việc tường thuật độc lập tại nhiều khu vực của người Tây Tạng, những tổ chức lưu vong Tây Tạng là nguồn thông tin chính về những cuộc biểu tình và tự thiêu bên trong Hoa lục.
Trung tâm Tây Tạng về Nhân quyền và Dân chủ nói nhà cầm quyền đã bắt giữ một số lớn dân chúng nếu không nói là hàng trăm người tại thủ phủ Tây Tạng sau khi hai người tự thiêu bên ngoài ngôi đền nổi tiếng Jokhang. Đài VOA nói về việc bắt giữ và tự thiêu với bà Stephanie Bridgden thuộc Tây Tạng Tự do, một tổ chức hoạt động có trụ sở tại London đã tường trình về những cuộc phản kháng.
VOA: Được biết nhiều người đã bị bắt giữ sau vụ tự thiêu hồi cuối tuần, bà có thông tin nào về việc này và họ có liên hệ nào với những gì đã xảy ra hồi cuối tuần?
Bà Bridgden: Hôm Chủ Nhật, sau khi hai người trẻ tự thiêu, Tây Tạng Tự do nhận được tin là trong vòng vài tiếng đồng hồ, người chủ cũng như những nhân viên trong nhà hàng nơi hai người trẻ Tây Tạng làm việc đã bị bắt. Tây Tạng Tự do vẫn không có thêm tin tức về những người này, về con số người bị bắt giữ hay là họ đã được thả ra hay chưa. Chúng tôi cũng nhận được tin là vài giờ sau khi hai thanh niên này tự thiêu, những người từ những khu vực nguyên quán của hai người này cũng bị bắt. Tuy nhiên tình hình tại Lhasa là mọi người bị đe dọa nếu chia sẻ thông tin và rất khó có được chi tiết về con số cũng như tình trạng hiện hữu của những cá nhân bị bắt giữ hay mất tích.
VOA: Có tin cho biết khoảng 600 người bị bắt giữ. Con số này rất lớn. Điều này có làm bà ngạc nhiên hay không. Bà có tin tức nào có thể giúp chúng tôi hiểu rõ là con số này có bị phóng đại hay không?
Bà Bridgden: Chúng tôi biết trong 12 tháng qua, hàng trăm người bị bắt giữ tại những khu vực có biểu tình phản đối cũng như tự thiêu. Tây Tạng Tự do trong 12 tháng qua đã ghi nhận được hàng trăm trường hợp bắt giữ tùy tiện, cũng như mất tích, do đó tôi không ngạc nhiên có những nguồn tin khác cho biết con số những vụ bắt giữ và mất tích rất lớn. Chúng tôi cũng biết là vào năm 2008, tiếp theo những vụ biểu tình tại Lhasa, lan rộng trên toàn vùng Tây Tạng, có một số lớn người Tây Tạng bị bắt giữ và bắt buộc rời khỏi Lhasa trên những đoàn tàu và được đưa đến những nơi như Thanh Hải, và nhiều người bị giam nhiều tháng mà không truy tố, và một số người được thả, một số không được thả. Do đó tôi không ngạc nhiên về con số này dù rằng Tây Tạng Tự do không thể nào xác nhận tin này.
VOA: Vụ tự thiêu mới đây xảy ra tại Lhasa. Chúng ta thấy có nhiều người phản đối bằng cách này nhưng trước đây chưa bao giờ có người tự thiêu tại Lhasa. Tại sao như vậy?
Bà Bridgden: Việc hai thanh niên tự thiêu hôm Chủ nhật đã đưa trọng tâm của phong trào phản kháng đến thủ phủ của Tây Tạng. Chúng ta đã thấy những sự kiện này xảy ra ít nhất 12 tháng bên trong Tây Tạng, nhưng sự kiện việc này đã đến trung tâm Tây Tạng và cũng đến ngôi đền Jokhang là một biểu tượng tôn giáo rất quan trọng cũng như là đặc điểm của người Tây Tạng. Việc này thực sự đã mang trung tâm của phong trào phản kháng cho tự do trở lại thủ phủ.
VOA: Bà có tin gì về mức độ an ninh gia tăng kể từ ngày Chủ nhật hay không?
Bà Bridgden: Đầu tiên chúng ta cần phải công nhận là tại Đền Jokhang đã có sự hiện diện rất đông đảo quân đội và cảnh sát, cũng như những máy quay phim theo dõi. Do đó đã có sự hiện diện công khai rất đông đảo của nhân viên an ninh, và có một bộ máy an ninh rất hiệu quả gài đặt bên trong Lhasa, chúng tôi không ngạc nhiên khi nghe hai thanh niên sau khi tự thiêu đã được mang đi trong vòng vài phút và những tin tức này không được loan truyền. Chúng tôi không ngạc nhiên nghe thấy chuyện này vì tình trạng an ninh tại Lhasa cho phép lực lượng an ninh Trung Quốc nắm chặt cộng đồng Tây Tạng tại đây bằng bàn tay sắt. Chúng tôi cũng được biết là vài giờ sau đó sự hiện diện của quân đội được tăng cường.
Trung tâm Tây Tạng về Nhân quyền và Dân chủ nói nhà cầm quyền đã bắt giữ một số lớn dân chúng nếu không nói là hàng trăm người tại thủ phủ Tây Tạng sau khi hai người tự thiêu bên ngoài ngôi đền nổi tiếng Jokhang. Đài VOA nói về việc bắt giữ và tự thiêu với bà Stephanie Bridgden thuộc Tây Tạng Tự do, một tổ chức hoạt động có trụ sở tại London đã tường trình về những cuộc phản kháng.
VOA: Được biết nhiều người đã bị bắt giữ sau vụ tự thiêu hồi cuối tuần, bà có thông tin nào về việc này và họ có liên hệ nào với những gì đã xảy ra hồi cuối tuần?
Bà Bridgden: Hôm Chủ Nhật, sau khi hai người trẻ tự thiêu, Tây Tạng Tự do nhận được tin là trong vòng vài tiếng đồng hồ, người chủ cũng như những nhân viên trong nhà hàng nơi hai người trẻ Tây Tạng làm việc đã bị bắt. Tây Tạng Tự do vẫn không có thêm tin tức về những người này, về con số người bị bắt giữ hay là họ đã được thả ra hay chưa. Chúng tôi cũng nhận được tin là vài giờ sau khi hai thanh niên này tự thiêu, những người từ những khu vực nguyên quán của hai người này cũng bị bắt. Tuy nhiên tình hình tại Lhasa là mọi người bị đe dọa nếu chia sẻ thông tin và rất khó có được chi tiết về con số cũng như tình trạng hiện hữu của những cá nhân bị bắt giữ hay mất tích.
VOA: Có tin cho biết khoảng 600 người bị bắt giữ. Con số này rất lớn. Điều này có làm bà ngạc nhiên hay không. Bà có tin tức nào có thể giúp chúng tôi hiểu rõ là con số này có bị phóng đại hay không?
Bà Bridgden: Chúng tôi biết trong 12 tháng qua, hàng trăm người bị bắt giữ tại những khu vực có biểu tình phản đối cũng như tự thiêu. Tây Tạng Tự do trong 12 tháng qua đã ghi nhận được hàng trăm trường hợp bắt giữ tùy tiện, cũng như mất tích, do đó tôi không ngạc nhiên có những nguồn tin khác cho biết con số những vụ bắt giữ và mất tích rất lớn. Chúng tôi cũng biết là vào năm 2008, tiếp theo những vụ biểu tình tại Lhasa, lan rộng trên toàn vùng Tây Tạng, có một số lớn người Tây Tạng bị bắt giữ và bắt buộc rời khỏi Lhasa trên những đoàn tàu và được đưa đến những nơi như Thanh Hải, và nhiều người bị giam nhiều tháng mà không truy tố, và một số người được thả, một số không được thả. Do đó tôi không ngạc nhiên về con số này dù rằng Tây Tạng Tự do không thể nào xác nhận tin này.
VOA: Vụ tự thiêu mới đây xảy ra tại Lhasa. Chúng ta thấy có nhiều người phản đối bằng cách này nhưng trước đây chưa bao giờ có người tự thiêu tại Lhasa. Tại sao như vậy?
Bà Bridgden: Việc hai thanh niên tự thiêu hôm Chủ nhật đã đưa trọng tâm của phong trào phản kháng đến thủ phủ của Tây Tạng. Chúng ta đã thấy những sự kiện này xảy ra ít nhất 12 tháng bên trong Tây Tạng, nhưng sự kiện việc này đã đến trung tâm Tây Tạng và cũng đến ngôi đền Jokhang là một biểu tượng tôn giáo rất quan trọng cũng như là đặc điểm của người Tây Tạng. Việc này thực sự đã mang trung tâm của phong trào phản kháng cho tự do trở lại thủ phủ.
VOA: Bà có tin gì về mức độ an ninh gia tăng kể từ ngày Chủ nhật hay không?
Bà Bridgden: Đầu tiên chúng ta cần phải công nhận là tại Đền Jokhang đã có sự hiện diện rất đông đảo quân đội và cảnh sát, cũng như những máy quay phim theo dõi. Do đó đã có sự hiện diện công khai rất đông đảo của nhân viên an ninh, và có một bộ máy an ninh rất hiệu quả gài đặt bên trong Lhasa, chúng tôi không ngạc nhiên khi nghe hai thanh niên sau khi tự thiêu đã được mang đi trong vòng vài phút và những tin tức này không được loan truyền. Chúng tôi không ngạc nhiên nghe thấy chuyện này vì tình trạng an ninh tại Lhasa cho phép lực lượng an ninh Trung Quốc nắm chặt cộng đồng Tây Tạng tại đây bằng bàn tay sắt. Chúng tôi cũng được biết là vài giờ sau đó sự hiện diện của quân đội được tăng cường.