Đường dẫn truy cập

Lực lượng Iraq tiến vào thành phố Fallujah do IS kiểm soát 


Chiến binh Shi'ite cùng với lực lượng an ninh Iraq trong cuộc đụng độ với các chiến binh Nhà nước Hồi giáo ở Fallujah, Iraq, ngày 29/5/2016.
Chiến binh Shi'ite cùng với lực lượng an ninh Iraq trong cuộc đụng độ với các chiến binh Nhà nước Hồi giáo ở Fallujah, Iraq, ngày 29/5/2016.

Vào ngày 30/5, lực lượng Iraq đã tiến vào thành phố Fallujah, sau một tuần lễ chuẩn bị bằng cách siết chặt việc kiểm soát lãnh thổ chung quanh thành phố đã bị Nhà nước Hồi Giáo chiếm cách đây hơn hai năm. Báo chí trích lời Trung tướng Abdelwahab al-Saadi, chỉ huy các lực lượng Iraq, nói rằng các đơn vị Chống khủng bố, phối hợp với cảnh sát Anbar và quân đội chính qui Iraq mở cuộc tấn công dưới sự yểm trợ của xe tăng, pháo binh và không quân.

Hôm 27/5, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ tại Baghdad, Đại tá Steve Warren, nói các lực lượng Iraq tiến công từ nhiều phía và cố gắng tối đa để giảm bớt thương vong của thường dân trong cuộc tấn công:

“Chúng tôi ước tính có chừng 60.000 thường dân vẫn còn lại tại Fallujah và chúng tôi đã thông báo cho họ tránh xa những khu vực của Nhà nước Hồi Giáo và những người không thể rời khỏi thành phố này nên phủ vải trắng trên nóc nhà và lực lượng Iraq đang cố gắng thiết lập một con đường ra khỏi thành phố và nhà cầm quyền địa phương đang thiết lập các trại tị nạn cho thường dân.”

Đại tá Warren nói Nhà nước Hồi Giáo đang chịu áp lực ở khắp mọi khu vực mà lực lượng người Kurd với sự yễm trợ của Mỹ mở cuộc tấn công để chiếm lại những vùng chung quanh một trục lộ chính nối liền thành phố Mosul đang dưới quyền kiểm soát của Nhà nước Hồi Giáo với Irbil.

Trong khi đó các Lực lượng Dân chủ Syria đang mở những cuộc hành quân để giải phóng vùng quê ở phía bắc Raqqa, thủ đô trên thực tế của Nhà nước Hồi Giáo.

Ông James Jeffrey, cựu Đại sứ Mỹ tại Iraq và hiện làm việc tại Viện Chính sách Cận đông ở Washington, nói với Đài VOA là các lực lượng Iraq đang gặp những thách thức to lớn trong cuộc phản công để chiếm lại Fallujah:

“Fallujah là nơi khó phá vỡ với khoảng từ 30.000 đến 50.000 cư dân. Những người này, theo truyền thống, thân Al-Qaida hơn các thường dân khác tại Iraq và một số người có thể đang chiến đấu trong hàng ngũ của Nhà nước Hồi Giáo.”

Đại sứ Jeffrey nói thêm là trong khi lợi thế đã không còn ở về phía Nhà nước Hồi Giáo nữa tại cả Iraq lẫn Syria, kinh nghiệm cho thấy cuộc chiến đấu để chiếm lại Fallujah, Mosul và Raqqa có thể chóng vánh mà cũng có thể kéo dài.

Đại tá Steve Warren, nói các lực lượng Iraq tiến công từ nhiều phía và cố gắng tối đa để giảm bớt thương vong của thường dân trong cuộc tấn công.
Đại tá Steve Warren, nói các lực lượng Iraq tiến công từ nhiều phía và cố gắng tối đa để giảm bớt thương vong của thường dân trong cuộc tấn công.

Trong khi đó phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Đại tá Steve Warren nói ông tin là việc giải phóng Fallujah sẽ làm cho tình hình an ninh Baghdad được cải thiện sau khi những vụ đánh bom của Nhà nước Hồi Giáo ở thủ đô Iraq làm hàng trăm người thiệt mạng. Những vụ đánh bom đó được hoạch định tại Fallujah.

Tại Iraq, ông Sabah al-Norman, phát ngôn viên của Lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ của Iraq nói với Thông tấn xã Pháp: “Chúng tôi sáng sớm ngày hôm nay bắt đầu cuộc hành quân để tiến vào Fallujah.”

Vào lúc cuộc chiến bắt đầu, có những quan ngại về những thống khổ của thường dân bị kẹt trong thành phố này.

Ông Muhamed, một binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt Iraq được tiếp xúc qua điện thoại nói: “Nhà nước Hồi Giáo đặt bom trên đường và hiện sử dụng những người đánh bom tự sát.”

Fallujah là một cứ địa của người Hồi Giáo Sunni, bị Nhà nước Hồi Giáo chiếm đóng lâu hơn các thành phố khác tại Iraq, và các chiến binh được biết đã đào hầm hố cố thủ trong thành phố.

Ông Muhamed nói: “Chúng tôi chờ lệnh để tiến vào và tiêu diệt Nhà nước Hồi Giáo.”

Vào lúc giao tranh và không kích chung quanh thành phố gia tăng cường độ, sự thống khổ của thường dân bị kẹt trong thành phố đã trở nên tồi tệ hơn. Trong khi có khoảng 800 người thoát khỏi thành phố, hàng ngàn người khác còn kẹt lại.

Trong khi có khoảng 800 người thoát khỏi thành phố, hàng ngàn người khác còn kẹt lại.
Trong khi có khoảng 800 người thoát khỏi thành phố, hàng ngàn người khác còn kẹt lại.

Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cho biết họ đã nhận được những phúc trình về những thống khổ của thường dân.

Bà Melissa Fleming, phát ngôn viên của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc nói: “Chúng tôi nhận được những phúc trình bi thảm về con số ngày càng tăng đàn ông và thanh niên bị xử tử vì không chịu chiến đấu với Nhà nước Hồi Giáo. Những phúc trình khác cho biết những người cố rời khỏi Fallujah bị xử tử hay bị đánh đòn, nhiều người bị giết và bị chôn dưới những đống đổ nát của nhà họ khi cuộc hành quân được tiến hành.”

Các cơ quan cứu trợ không ngớt kêu gọi các bên lâm chiến để cho thường dân được phép rời thành phố.

Những người trốn thoát đã được tách ra thành nhiều nhóm, và đàn ông cùng với thanh niên được đưa đến những nơi khác để kiểm tra an ninh.

Tại Baghdad ,có nhiều nghi ngờ đối với những cư dân Fallujah sống dưới sự kiểm soát của Nhà nước Hồi Giáo trong hơn hai năm.

Một cảnh sát liên bang Iraq nói: “Những người này đã bị tẩy não. Họ nên được đưa vào những trại đặc biệt.”

Fallujah bị bao vây trong 6 tháng và rất ít thực phẩm và thuốc men được đưa vào được thành phố.

Một phụ nữ thoát được có tên là Alahin nói với Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc về những nỗi kinh hoàng trong vài tháng qua.

Bà nói: “Các gia đình bắt đầu gặp nhiều khó khăn khi Nhà nước Hồi Giáo phong toả những con đường ra khỏi thành phố. Nhiều gia đình bắt đầu bị khủng hoảng tâm lý và một số người tự tử. Một số người tự thiêu và mộtsố người trấn nước con cái. Thượng đế chứng minh cho tôi là mọi điều tôi nói đều đúng.”

Hiện chưa thể kiểm chứng những tin tức này.

Lực lượng Iraq tiến vào thành phố Fallujah do IS kiểm soát
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:13 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG