ABUJA —
Tại miền bắc Nigeria, một số nhà lãnh đạo tôn giáo đang kêu gọi chính phủ thương lượng với các phần tử chủ chiến Boko Haram để các em gái bị bắt cóc tháng trước được phóng thích. Họ cho rằng các nỗ lực quân sự để giải cứu các em đã thất bại và một liên minh quốc tế có phần chắc sẽ không đạt được các thành quả mà giới hữu trách địa phương đã không đạt được.
Từ nhiều năm, người Nigeria vẫn tranh luận về việc có nên mở các cuộc đàm phán hòa bình với các phần tử chủ chiến Boko Haram hay không. Các giới chức thường nói họ không muốn thương lượng. Họ cũng thường nói họ không thể thương lượng với các phần tử khủng bố để mở một cuộc đối thoại với “các bóng ma” – ý nói đến bản chất bí mật của các thủ lãnh Boko Haram.
Tuần này, Boko Haram cho biết sẽ phóng thích một số trong gần 300 em nữ sinh mà chúng đã bắt cóc để đổi lấy những thành viên đang bị ở tù. Thoạt đầu, các giới chức nói họ sẽ cứu xét mọi phương án.
Nhưng hôm thứ Tư, Bộ trưởng đặc trách châu Phi, ông Mark Simmonds, nói Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan “khẳng định rất rõ rằng sẽ không có việc thương lượng” với Boko Haram.
Ông Abdullahi Bayero là người phát ngôn của Hội đồng Tối cao Shariah ở Nigeria.
Ông nói quân đội đã thất bại không giải thoát được các em gái nhưng đối thoại có thể cứu các em.
Ông Bayero nói: “Trước đây chính phủ đã nói ‘Ta không thể đối phó với một bóng ma. Ta không biết đang phải đối phó với ai. Họ đang mở các cuộc chiến tranh du kích. Họ đang làm điều này. Họ đang làm điều kia.’ Nay nhờ ơn phuớc vô hạn của Thượng đế mà chúng ta biết chúng ở đâu.”
Theo ông, ngay cả nếu các em gái được giải thoát, không thương lượng, thì tình huống mà Boko Haram xuất hiện sẽ vẫn y nguyên và nhóm này sẽ tiếp tục phát triển.
Boko Haram khởi đầu là một giáo phái cực đoan vào đầu những năm 2000, trở nên bạo động vào năm 2009. Ông Bayero nói chủ thuyết chống chính phủ và chống Tây phương bám rễ một phần vì đa số dân ở đông bắc Nigeria sống trong tình cảnh nghèo khó cùng cực.
Boko Haram nay đã trở thành một nhóm nổi dậy quá khích, giết hại hàng ngàn người, kể cả hàng trăm em học sinh. Ông Bayero nói sự kiện chính phủ không thể bảo vệ được dân chúng gây ra các cảm giác mất tin tưởng.
Ông Bayero nói: “Nay chính phủ phải hiểu, phải biết rằng trách nhiệm của họ đối với công dân. Quyền của những người mà họ đang cai trị là gì? Quyền của họ được sống trong một quốc gia là gì? Chừng nào còn cho phép mọi người giết hại, thì vẫn còn sự bất ổn dĩ nhiên tình trạng đó gây ra tất cả những vấn đề này.”
Các nhà lãnh đạo tôn giáo khác ở miền bắc nói cuộc nổi dậy Boko Haram đã được mô tả cho công chúng một cách thiên vị và không rõ ràng, và đối với những bé gái bị bắt cóc cũng vậy.
Mục sư Yohanna Buru đứng đầu Quỹ Hòa giải và Hồi phục Hòa bình ở Nigeria trong thành phố Kaduna miền bắc. Ông nói công chúng vẫn không biết đích xác có bao nhiêu em gái mất tích hoặc biện pháp nào đang được thực hiện để giải cứu chúng.
Ông ủng hộ khái niệm trao đổi để phóng thích các em gái.
Mục sư Buru nói: “Nay ông ấy nói họ nên phóng thích các đồng sự của họ để đổi lấy những cô gái này. Tại sao chính phủ không làm việc ấy? Họ nên làm việc ấy nếu họ thực tâm làm và nếu họ thực sự muốn đối thoại.”
Tuần này, nhiều nước và Liên Hiệp Quốc cam kết giúp Nigeria giải cứu các em gái và chiến đấu với Boko Haram.
Hôm thứ ba, Bộ trưởng Ngoại giao Aminu Wali bày tỏ sự biết ơn sự hỗ trợ của nước ngoài nhưng cảnh báo rằng giữa những hy vọng các em gái được trở về an toàn, người dân Nigeria cần phải “xử lý các kỳ vọng của chúng ta.”
Từ nhiều năm, người Nigeria vẫn tranh luận về việc có nên mở các cuộc đàm phán hòa bình với các phần tử chủ chiến Boko Haram hay không. Các giới chức thường nói họ không muốn thương lượng. Họ cũng thường nói họ không thể thương lượng với các phần tử khủng bố để mở một cuộc đối thoại với “các bóng ma” – ý nói đến bản chất bí mật của các thủ lãnh Boko Haram.
Tuần này, Boko Haram cho biết sẽ phóng thích một số trong gần 300 em nữ sinh mà chúng đã bắt cóc để đổi lấy những thành viên đang bị ở tù. Thoạt đầu, các giới chức nói họ sẽ cứu xét mọi phương án.
Nhưng hôm thứ Tư, Bộ trưởng đặc trách châu Phi, ông Mark Simmonds, nói Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan “khẳng định rất rõ rằng sẽ không có việc thương lượng” với Boko Haram.
Ông Abdullahi Bayero là người phát ngôn của Hội đồng Tối cao Shariah ở Nigeria.
Ông nói quân đội đã thất bại không giải thoát được các em gái nhưng đối thoại có thể cứu các em.
Ông Bayero nói: “Trước đây chính phủ đã nói ‘Ta không thể đối phó với một bóng ma. Ta không biết đang phải đối phó với ai. Họ đang mở các cuộc chiến tranh du kích. Họ đang làm điều này. Họ đang làm điều kia.’ Nay nhờ ơn phuớc vô hạn của Thượng đế mà chúng ta biết chúng ở đâu.”
Theo ông, ngay cả nếu các em gái được giải thoát, không thương lượng, thì tình huống mà Boko Haram xuất hiện sẽ vẫn y nguyên và nhóm này sẽ tiếp tục phát triển.
Boko Haram khởi đầu là một giáo phái cực đoan vào đầu những năm 2000, trở nên bạo động vào năm 2009. Ông Bayero nói chủ thuyết chống chính phủ và chống Tây phương bám rễ một phần vì đa số dân ở đông bắc Nigeria sống trong tình cảnh nghèo khó cùng cực.
Boko Haram nay đã trở thành một nhóm nổi dậy quá khích, giết hại hàng ngàn người, kể cả hàng trăm em học sinh. Ông Bayero nói sự kiện chính phủ không thể bảo vệ được dân chúng gây ra các cảm giác mất tin tưởng.
Ông Bayero nói: “Nay chính phủ phải hiểu, phải biết rằng trách nhiệm của họ đối với công dân. Quyền của những người mà họ đang cai trị là gì? Quyền của họ được sống trong một quốc gia là gì? Chừng nào còn cho phép mọi người giết hại, thì vẫn còn sự bất ổn dĩ nhiên tình trạng đó gây ra tất cả những vấn đề này.”
Các nhà lãnh đạo tôn giáo khác ở miền bắc nói cuộc nổi dậy Boko Haram đã được mô tả cho công chúng một cách thiên vị và không rõ ràng, và đối với những bé gái bị bắt cóc cũng vậy.
Mục sư Yohanna Buru đứng đầu Quỹ Hòa giải và Hồi phục Hòa bình ở Nigeria trong thành phố Kaduna miền bắc. Ông nói công chúng vẫn không biết đích xác có bao nhiêu em gái mất tích hoặc biện pháp nào đang được thực hiện để giải cứu chúng.
Ông ủng hộ khái niệm trao đổi để phóng thích các em gái.
Mục sư Buru nói: “Nay ông ấy nói họ nên phóng thích các đồng sự của họ để đổi lấy những cô gái này. Tại sao chính phủ không làm việc ấy? Họ nên làm việc ấy nếu họ thực tâm làm và nếu họ thực sự muốn đối thoại.”
Tuần này, nhiều nước và Liên Hiệp Quốc cam kết giúp Nigeria giải cứu các em gái và chiến đấu với Boko Haram.
Hôm thứ ba, Bộ trưởng Ngoại giao Aminu Wali bày tỏ sự biết ơn sự hỗ trợ của nước ngoài nhưng cảnh báo rằng giữa những hy vọng các em gái được trở về an toàn, người dân Nigeria cần phải “xử lý các kỳ vọng của chúng ta.”