Những đảng phái chính trị của Campuchia nói rằng họ đang tiến gần hơn tới một thỏa thuận sau cuộc đàm phán giữa Thủ tướng Hun Sen và lãnh đạo đối lập Sam Rainsy.
Hai bên sẽ thành lập một ủy ban cải cách bầu cử và đảm bảo các cuộc biểu tình ôn hòa tương lai. Nhưng hai bên vẫn chưa thể đồng ý về yêu sách của đảng đối lập đòi một cuộc điều tra độc lập về cuộc bầu cử gây tranh cãi.
Phe đối lập Campuchia cho biết họ vẫn kiên quyết với lời đe dọa tẩy chay phiên khai mạc Quốc hội vào ngày 23 tháng 9, có khả năng làm trì hoãn việc thành lập chính phủ mới nếu không tìm ra một giải pháp chính trị trước thời điểm đó.
Sau cuộc họp với Thủ tướng Hun Sen, ông Sam Rainsy hứa với những người ủng hộ ông rằng ông sẽ không phản bội lại ý nguyện của họ trong các cuộc đàm phán của ông với chính phủ.
Hơn 10.000 cũng đã biểu tình ôn hòa ở thủ đô Campuchia trong khi cuộc họp đang diễn ra vào hôm thứ Ba,
Chủ nhật tuần trước, những người biểu tình tuần hành qua thủ đô Phnom Penh đã đụng độ với cảnh sát được trang bị hơi cay, lựu đạn khói và súng phun nước.
Những người hoạt động nhân quyền nói một người đã bị bắn chết trên một cây cầu dẫn đến Công viên Tự do, nơi 20.000 người hoạt động đối lập đã tụ tập trong một cuộc mít-tinh của ông Rainsy.
Cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra ở Campuchia kể từ khi ủy ban bầu cử xác nhận Đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hun Sen giành chiến thắng cuộc bầu cử hồi tháng 7 với 68 ghế trong quốc hội, dẫn trước Ðảng Cứu quốc Campuchia của ông Rainsy với 55 ghế.
Ðảng Cứu quốc Campuchia đã bác bỏ những kết quả bầu cử và cáo buộc gian lận rộng khắp.
Ông Hun Sen đã lãnh đạo Campuchia trong 28 năm và bị những người chỉ trích xem là người chuyên quyền bất chấp tăng trưởng kinh tế kéo dài dưới nền cai trị của ông.
Ông Sam Rainsy không phải là một ứng viên trong cuộc bầu cử và đã tự đi sống lưu vong trước khi trở về Campuchia vào tháng 7. Ông trở về nhà sau khi được nhà vua ân xá những tiền án hình sự mà ông Rainsy nói là có động cơ chính trị.
Hai bên sẽ thành lập một ủy ban cải cách bầu cử và đảm bảo các cuộc biểu tình ôn hòa tương lai. Nhưng hai bên vẫn chưa thể đồng ý về yêu sách của đảng đối lập đòi một cuộc điều tra độc lập về cuộc bầu cử gây tranh cãi.
Phe đối lập Campuchia cho biết họ vẫn kiên quyết với lời đe dọa tẩy chay phiên khai mạc Quốc hội vào ngày 23 tháng 9, có khả năng làm trì hoãn việc thành lập chính phủ mới nếu không tìm ra một giải pháp chính trị trước thời điểm đó.
Sau cuộc họp với Thủ tướng Hun Sen, ông Sam Rainsy hứa với những người ủng hộ ông rằng ông sẽ không phản bội lại ý nguyện của họ trong các cuộc đàm phán của ông với chính phủ.
Hơn 10.000 cũng đã biểu tình ôn hòa ở thủ đô Campuchia trong khi cuộc họp đang diễn ra vào hôm thứ Ba,
Chủ nhật tuần trước, những người biểu tình tuần hành qua thủ đô Phnom Penh đã đụng độ với cảnh sát được trang bị hơi cay, lựu đạn khói và súng phun nước.
Những người hoạt động nhân quyền nói một người đã bị bắn chết trên một cây cầu dẫn đến Công viên Tự do, nơi 20.000 người hoạt động đối lập đã tụ tập trong một cuộc mít-tinh của ông Rainsy.
Cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra ở Campuchia kể từ khi ủy ban bầu cử xác nhận Đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hun Sen giành chiến thắng cuộc bầu cử hồi tháng 7 với 68 ghế trong quốc hội, dẫn trước Ðảng Cứu quốc Campuchia của ông Rainsy với 55 ghế.
Ðảng Cứu quốc Campuchia đã bác bỏ những kết quả bầu cử và cáo buộc gian lận rộng khắp.
Ông Hun Sen đã lãnh đạo Campuchia trong 28 năm và bị những người chỉ trích xem là người chuyên quyền bất chấp tăng trưởng kinh tế kéo dài dưới nền cai trị của ông.
Ông Sam Rainsy không phải là một ứng viên trong cuộc bầu cử và đã tự đi sống lưu vong trước khi trở về Campuchia vào tháng 7. Ông trở về nhà sau khi được nhà vua ân xá những tiền án hình sự mà ông Rainsy nói là có động cơ chính trị.