Đường dẫn truy cập

Các chính phủ ở Châu Á bị cáo buộc bóp nghẹt bất đồng chính kiến


Cảnh sát canh gác trên đường phố ở tỉnh Quảng Ðông, Trung Quốc
Cảnh sát canh gác trên đường phố ở tỉnh Quảng Ðông, Trung Quốc

Hội Ân xá Quốc Tế nói nhiều chính quyền trong khu vực Châu Á-Thái bình dương đã tăng cường đàn áp bất đồng chính trị trong năm 2011, trong nỗ lực siết chặt quyền kiểm soát của họ tiếp theo sau các vụ nổi dậy tại Trung Đông và Bắc Phi.

Phúc trình thường niên về tình trạng nhân quyền trên thế giới của Hội Aân xá Quốc Tế nói rằng giới hoạt động và các nhà báo tại Châu Á đã được khích lệ bởi hiện tượng gọi là “mùa Xuân Ả Rập” để đứng dậy đòi các quyền của họ và kêu gọi cải cách chính trị.

Nhưng Hội Ân xá Quốc Tế nói những lời kêu gọi ấy về phần lớn đã gặp phản ứng mạnh tay từ các chính quyền quyết tâm duy trì quyền lực.

Hội Ân xá Quốc Tế đặc biệt chỉ trích Trung Quốc về việc giam giữ và sách nhiễu hàng chục nhà chỉ trích trong một chiến dịch mà tổ chức này miêu tả là “một trong các chiến dịch đàn áp chính trị tệ hại nhất kể từ các cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An môn năm 1989.”

Tại Bắc Triều Tiên, Hội Ân xá Quốc Tế nói không có cải thiện nào trong quá trình nhân quyền vốn đã “thảm hại” của miền Bắc từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền sau cái chết của cha ông hồi cuối năm ngoái.

Bản phúc trình còn nói rằng những kẻ không theo đúng ý thức hệ của nhà nước có thể gia nhập hàng ngũ những người đã bị giam giữ trong rất nhiều trại tù chính trị ở nước này.

Phúc trình cũng tố cáo các nước Á Châu khác là bóp nghẹt bất đồng bằng cách sử dụng các phương tiện ít bạo động hơn, và nêu ra sự kiện cả Việt Nam lẫn Miến điện đều có các cơ quan tình báo có nhiệm vụ trấn áp và bịt miệng những người chỉ trích.

Phúc trình này chỉ trích tân Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra là đã không ngăn việc thi hành các luật lese-majesté, cấm bất cứ chỉ trích nào nhắm vào Hoàng gia Thái Lan.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG