Các thương vụ mua bán vũ khí trên thế giới từ 2016-2020 bình lặng, chấm dứt hơn một thập niên gia tăng, theo phúc trình của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI) ngày 15/3.
Mỹ, Pháp và Đức-ba nước xuất khẩu lớn nhất thế giới-có tăng các chuyến giao hàng nhưng xuất khẩu từ Nga và Trung Quốc làm giảm đà gia tăng, vẫn theo SIPRI.
Đây là lần đầu tiên kể từ giai đoạn 2001-2005, khối lượng chuyển giao vũ khí lớn giữa các nước-một chỉ dấu về mức cầu-không tăng so với giai đoạn 5 năm trước đó, SIPRI cho hay.
Trong khi đại dịch COVID đã đóng cửa các nền kinh tế trên thế giới và đẩy nhiều nước vào tình trạng suy thoái sâu rộng, SIPRI nói còn quá sớm để dự đoán liệu việc giảm các chuyến chuyển giao vũ khí có tiếp tục hay không.
Chẳng hạn như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vừa mới ký thỏa thuận với Mỹ mua 50 máy bay phản lực F-35 và 18 máy bay không người lái vũ trang trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 23 tỉ đô la.
Các nước Trung Đông, chiếm tỷ lệ lớn nhất về gia tăng nhập khẩu vũ khí, tăng 25% trong giai đoạn 2016-2020 so với giai đoạn 2011-2015.
Ả Rập Xê-út, nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, tăng nhập khẩu vũ khí 61% và Qatar 361%.
Châu Á và châu Đại Dương nằm là các khu vực nhập khẩu vũ khí lớn nhất, nhận 42% số vũ khí chuyển giao toàn cầu trong giai đoạn 2016-2020. Ấn Độ, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc và Pakistan là những nước nhập khẩu lớn nhất trong vùng.
“Đối với nhiều nước ở châu Á và châu Đại Dương, nhận thức ngày càng tăng về Trung Quốc là một mối đe dọa chính là lực đẩy chủ yếu của việc nhập khẩu vũ khí,” ông Siemon Wezerman, một nhà nghiên cứu kỳ cựu tại SIPRI, nó