Trong phúc trình mới nhất, Liên Hiệp Quốc cho biết châu Á đang đứng trước nạn sử dụng và buôn bán ma túy loại amphetamine gia tăng, trong khi tại Miến Điện và Lào ngành sản xuất thuốc phiện đang sống lại.
Trong phúc trình phổ biến hôm thứ Ba, Cơ quan về chống Ma túy và Tội ác của Liên Hiệp Quốc, UNODC, nói châu Á đang đối mặt với thách thức về sản xuất và sử dụng chất kích thích amphetamine, gọi tắt ATS, nhất là sự sử dụng của giới trẻ.
Ông Gary Lewis, đại diện của UNODC tại châu Á nói rằng hiện tượng sản xuất và sử dụng ATS có hướng đi lên được ghi nhận tại Trung Quốc và Đông Nam Á, mặc dù khắp thế giới hiện tượng này đứng yên.
Ông nói châu Á bây giờ sử dụng độ phân nửa số lượng ATS của thế giới. Ông nói thêm:
“Diện tích trồng cây thuốc phiện đã tăng lên trong 5 năm qua cùng lúc với chuyện sản xuất và sử dụng ATS. Đó là điều mà lãnh đạo chính trị cần quan tâm.”
UNODC cho hay trong những năm gần đây, số lượng ATS bị tịch thu tăng gấp 4 lần.
Phúc trình cũng ghi nhận các loại thuốc kê toa và thuốc tổng hợp, như Ketamine, cũng tăng tại Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia và Việt Nam.
Tại Brunei, Nhật Bản, Philippines và Nam Triều Tiên, chuyện sử dụng methamphetamine ở dạng tinh thể được xem là khá phổ biến.
Ngoài ra, độ 3,9 triệu người tại châu Á đang chích ma túy, làm tăng thêm nguy cơ lây lan HIV/AIDS.
Cây thuốc phiện giảm bớt trong năm 2010 do bệnh lạ đánh vào loại cây này tại Afghanistan, nhưng bây giờ số cây lại tăng trở lại.
Tại Miến Điện năm 2010 chỉ sản xuất 580 tấn thuốc phiện nhưng qua năm 2011 đã lên 610 tấn. Thuốc phiện tại Lào cũng tăng, sản xuất khoảng 25 tấn.
Để đối phó, chính phủ Miến Điện có chương trình phá hủy các cây thuốc phiện nhưng ông Lewsis của UNODC nói nông dân cần có loại cây khác để thay thế:
“Phá hủy các cây thuốc phiện chưa đủ bởi vì nông dân cần phải sinh tồn, và họ sẽ trồng thuốc phiện lại nếu không có biện pháp kết hợp nhiều thứ, trong đó phải cung cấp cho họ loại hoa màu thay thế. Chuyện này giống như một cái vòng luẩn quẩn.”
Phúc trình cũng nói rằng chỉ có 1/4 nông dân trồng những loại cây sản xuất ma túy trên thế giới có điều kiện nhận được trợ cấp để chuyển sang các hoạt động khác.
Trong phúc trình phổ biến hôm thứ Ba, Cơ quan về chống Ma túy và Tội ác của Liên Hiệp Quốc, UNODC, nói châu Á đang đối mặt với thách thức về sản xuất và sử dụng chất kích thích amphetamine, gọi tắt ATS, nhất là sự sử dụng của giới trẻ.
Ông Gary Lewis, đại diện của UNODC tại châu Á nói rằng hiện tượng sản xuất và sử dụng ATS có hướng đi lên được ghi nhận tại Trung Quốc và Đông Nam Á, mặc dù khắp thế giới hiện tượng này đứng yên.
Ông nói châu Á bây giờ sử dụng độ phân nửa số lượng ATS của thế giới. Ông nói thêm:
“Diện tích trồng cây thuốc phiện đã tăng lên trong 5 năm qua cùng lúc với chuyện sản xuất và sử dụng ATS. Đó là điều mà lãnh đạo chính trị cần quan tâm.”
UNODC cho hay trong những năm gần đây, số lượng ATS bị tịch thu tăng gấp 4 lần.
Phúc trình cũng ghi nhận các loại thuốc kê toa và thuốc tổng hợp, như Ketamine, cũng tăng tại Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia và Việt Nam.
Tại Brunei, Nhật Bản, Philippines và Nam Triều Tiên, chuyện sử dụng methamphetamine ở dạng tinh thể được xem là khá phổ biến.
Ngoài ra, độ 3,9 triệu người tại châu Á đang chích ma túy, làm tăng thêm nguy cơ lây lan HIV/AIDS.
Cây thuốc phiện giảm bớt trong năm 2010 do bệnh lạ đánh vào loại cây này tại Afghanistan, nhưng bây giờ số cây lại tăng trở lại.
Tại Miến Điện năm 2010 chỉ sản xuất 580 tấn thuốc phiện nhưng qua năm 2011 đã lên 610 tấn. Thuốc phiện tại Lào cũng tăng, sản xuất khoảng 25 tấn.
Để đối phó, chính phủ Miến Điện có chương trình phá hủy các cây thuốc phiện nhưng ông Lewsis của UNODC nói nông dân cần có loại cây khác để thay thế:
“Phá hủy các cây thuốc phiện chưa đủ bởi vì nông dân cần phải sinh tồn, và họ sẽ trồng thuốc phiện lại nếu không có biện pháp kết hợp nhiều thứ, trong đó phải cung cấp cho họ loại hoa màu thay thế. Chuyện này giống như một cái vòng luẩn quẩn.”
Phúc trình cũng nói rằng chỉ có 1/4 nông dân trồng những loại cây sản xuất ma túy trên thế giới có điều kiện nhận được trợ cấp để chuyển sang các hoạt động khác.