Tân Hoa Xã cho hay em bé sơ sinh được cứu sống từ ống nước thải bồn cầu trong một căn hộ ở Trung Quốc đang hồi phục và tình trạng sức khỏe ổn định.
Các xét nghiệm y khoa ban đầu cho thấy bé trai khỏe mạnh, ngoại trừ những vết trầy xước ở đầu, cánh tay và chân.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng người phụ nữ 22 tuổi đã báo động cho giới hữu trách khi em bé bị kẹt trong ống thoát nước thải đã thú nhận chính là mẹ của đứa bé.
Bản tin nói người phụ nữ không được nêu tên này thú nhận là bà không có tiền để phá thai, và đã âm thầm sinh đứa bé ra trong nhà vệ sinh chiều thứ Bảy tuần trước.
Giới hữu trách đã đến cứu em bé và đặt tên em là ‘Bé 59’, theo số của lồng kính hồi sức mà bé nằm ở bệnh viện.
Truyền thông Trung Quốc thường loan tin trẻ em bị bỏ rơi, thường là không lâu sau khi sinh, một vấn nạn bắt nguồn từ những yếu tố như những người mẹ còn nhỏ tuổi không biết là mình mang bầu, hoặc đứa trẻ sinh ra là con gái không được yêu quý trong xã hội “trọng nam, khinh nữ,” hoặc do quy định kế hoạch hóa gia đình hà khắc của Trung Quốc.
Người Trung Quốc theo truyền thống vẫn thích con trai hơn, thế nhưng nhiều em bé sinh ngoài giá thú thỉng thoảng bị bỏ rơi vì những áp lực xã hội và tài chính.
Các xét nghiệm y khoa ban đầu cho thấy bé trai khỏe mạnh, ngoại trừ những vết trầy xước ở đầu, cánh tay và chân.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng người phụ nữ 22 tuổi đã báo động cho giới hữu trách khi em bé bị kẹt trong ống thoát nước thải đã thú nhận chính là mẹ của đứa bé.
Bản tin nói người phụ nữ không được nêu tên này thú nhận là bà không có tiền để phá thai, và đã âm thầm sinh đứa bé ra trong nhà vệ sinh chiều thứ Bảy tuần trước.
Giới hữu trách đã đến cứu em bé và đặt tên em là ‘Bé 59’, theo số của lồng kính hồi sức mà bé nằm ở bệnh viện.
Truyền thông Trung Quốc thường loan tin trẻ em bị bỏ rơi, thường là không lâu sau khi sinh, một vấn nạn bắt nguồn từ những yếu tố như những người mẹ còn nhỏ tuổi không biết là mình mang bầu, hoặc đứa trẻ sinh ra là con gái không được yêu quý trong xã hội “trọng nam, khinh nữ,” hoặc do quy định kế hoạch hóa gia đình hà khắc của Trung Quốc.
Người Trung Quốc theo truyền thống vẫn thích con trai hơn, thế nhưng nhiều em bé sinh ngoài giá thú thỉng thoảng bị bỏ rơi vì những áp lực xã hội và tài chính.