Bộ trưởng Tài chánh các nước thuộc khu vực đồng euro đang tìm cách đạt được một thỏa thuận về một ngân khoản cứu nguy tức thời cho Hy Lạp, trong một nỗ lực để giúp nước này tránh bị vỡ nợ.
Cuộc họp hôm thứ Hai tại Brussels là cuộc họp thứ ba trong vỏn vẹn 3 tuần lễ mà các bộ trưởng thuộc khối gồm 17 nước này mưu tìm một thỏa hiệp để tháo khoán ngân khoản cứu nguy cho Hy Lạp lên tới 40 tỉ đô la.
Athens cho biết là họ cần số tiền này- một phần nằm trong kế hoạch cứu nguy thứ nhì cho Hy Lạp trong vòng 2 năm, để tránh bị vỡ nợ, không thi hành được các nghĩa vụ tài chánh.
Người đặc trách vấn đề tài chánh của khu vực đồng euro, Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker, sau cuộc họp tuần trước nói rằng các vị bộ trưởng đã tiến gần hơn đến một thỏa thuận tuy nhiên “cần tiến hành các biện pháp “kiểm tra kỹ thuật" và “tính toán tài chánh” trước khi hoàn tất các chi tiết của thỏa thuận.
Trước cuộc họp hôm thứ Hai, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras lặp lại rằng nước ông “đã làm những việc cần phải làm” khi đồng ý đáp ứng đòi hỏi của các bên cho vay, là áp đặt thêm một đợt biện pháp kiệm ước mà đông đảo dân chúng Hy Lạp không tán thành.
Bất chấp điều đó, các bên cho vay nhiều lần lên tiếng bày tỏ hoài nghi về tình hình tài chánh dài hạn của quốc gia nợ nần chồng chất này.
Một vấn đề cốt yếu là liệu có nên gia hạn cho Hy Lạp thêm hai năm nữa, từ 2020 đến 2022-để đạt tới điểm Hy Lạp có thể gây quỹ đều đặn trên các thị trường tài chánh quốc tế.
Cuộc họp hôm thứ Hai tại Brussels là cuộc họp thứ ba trong vỏn vẹn 3 tuần lễ mà các bộ trưởng thuộc khối gồm 17 nước này mưu tìm một thỏa hiệp để tháo khoán ngân khoản cứu nguy cho Hy Lạp lên tới 40 tỉ đô la.
Athens cho biết là họ cần số tiền này- một phần nằm trong kế hoạch cứu nguy thứ nhì cho Hy Lạp trong vòng 2 năm, để tránh bị vỡ nợ, không thi hành được các nghĩa vụ tài chánh.
Người đặc trách vấn đề tài chánh của khu vực đồng euro, Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker, sau cuộc họp tuần trước nói rằng các vị bộ trưởng đã tiến gần hơn đến một thỏa thuận tuy nhiên “cần tiến hành các biện pháp “kiểm tra kỹ thuật" và “tính toán tài chánh” trước khi hoàn tất các chi tiết của thỏa thuận.
Trước cuộc họp hôm thứ Hai, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras lặp lại rằng nước ông “đã làm những việc cần phải làm” khi đồng ý đáp ứng đòi hỏi của các bên cho vay, là áp đặt thêm một đợt biện pháp kiệm ước mà đông đảo dân chúng Hy Lạp không tán thành.
Bất chấp điều đó, các bên cho vay nhiều lần lên tiếng bày tỏ hoài nghi về tình hình tài chánh dài hạn của quốc gia nợ nần chồng chất này.
Một vấn đề cốt yếu là liệu có nên gia hạn cho Hy Lạp thêm hai năm nữa, từ 2020 đến 2022-để đạt tới điểm Hy Lạp có thể gây quỹ đều đặn trên các thị trường tài chánh quốc tế.