Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đang chuẩn bị cho một tuần lễ hội họp chú trọng đến chiến lược trục xoay của Hoa Kỳ tại châu Á. Bắt đầu vào ngày thứ Ba, ông sẽ họp với các bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN tại Hawaii trước khi đến Nhật Bản và Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã gọi một số những hành động của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp ngoài khơi bờ biển phía đông và phía nam nước này là khiêu khích.
Những hành động này bao gồm diễn tập quân sự tại Biển Đông Trung Hoa, nơi mà Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng Nhận dạng Phòng không gây tranh cãi hồi năm ngoái. Tháng 12 năm ngoái, Hoa Kỳ nói một trong những chiến hạm của Mỹ phải đổi hướng để tránh va phải tàu của hải quân Trung Quốc.
'Xoay trục về châu Á'
Những sự việc này và những diễn biến khác xảy ra giữa lúc Hoa Kỳ đang tìm cách đặt trọng tâm chính sách ngoại giao và thương mại vào châu Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, trong chuyến công du Washington năm ngoái, nêu lên nghi vấn về những lý do của chính sách được gọi là “Xoay trục về châu Á” của Hoa Kỳ.
“Tôi hy vọng việc tái cân bằng về châu Á không nhắm vào Trung Quốc và làm suy yếu Trung Quốc,” ông Thường nói.
Bộ trưởng Thường sẽ gặp Bộ trưởng Hagel khi ông dừng chân tại Bắc Kinh trong chuyến thăm kéo dài một tuần lễ đến vùng Thái Bình Dương.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Đề đốc John Kirby, nói với phóng viên hôm thứ Năm rằng chuyến đi của ông Hagel là dấu hiệu cho thấy sự tái cam kết của Washington đối với vùng này.
“Thêm bằng chứng cứ nữa về sự cam kết cá nhân của bộ trưởng đối với chính sách tái cân bằng của Tổng thống đối với vùng châu Á-Thái Bình Dương,” ông Kirby nói.
Tranh chấp lãnh hải
Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN khi gặp nhau vào tháng 8 năm ngoái đã thảo luận về những tranh chấp lãnh hải trong vùng. Những cuộc thảo luận trong tuần này tại Hawaii cũng sẽ chú trọng đến vấn đề này - đặc biệt là cách thức mà Trung Quốc củng cố những tuyên bố chủ quyền của mình đối với những đảo tại Biển Nam Trung Hoa mà các nước Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines cũng đòi chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ từ Hawaii bay đến Nhật Bản, nước cũng có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh. Tuy nhiên nhóm đảo Senkaku đang tranh chấp - Trung Quốc gọi là Điếu Ngư - sẽ không là đề tài duy nhất.
Chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng nằm trong nghị trình thảo luận tại Tokyo, cũng như tại Bắc Kinh, sau khi Bắc Triều Tiên phóng thử nghiệm hai phi đạn tầm trung bình cách đây vài ngày.
Sự hung hăng của Bắc Triều Tiên
Trong buổi điều trần mới đây tại Quốc hội, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, nói Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cho quân đội Bắc Triều Tiên. Ông nói việc này không có lợi cho hòa bình và ổn định trong vùng:
“Bắc Triều Tiên là đồng minh của Trung Quốc và họ cùng sát cánh về phương diện quân sự và đã làm như thế trong nhiều năm. Tôi nghĩ là hai nước có quan hệ chặt chẽ về khả năng quân sự và trang thiết bị quân sự trong nhiều năm và có thể vẫn sẽ tiếp tục.”
Dù Bộ trưởng Hagel đã từng tới châu Á, chuyến đi này sẽ là chuyến công du đầu tiên của ông tới Trung Quốc, theo sau cuộc họp giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân ở The Hague vào thứ Hai vừa qua.
Dù có những căng thẳng trên biển, giới chức quốc phòng hai nước đều nói họ mưu tìm sự tăng cường trao đổi liên lạc giữa quân đội hai nước để xóa bỏ những hiểu lầm và giảm thiểu những rủi ro từ những phán đoán sai lạc.
Hoa Kỳ đã gọi một số những hành động của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp ngoài khơi bờ biển phía đông và phía nam nước này là khiêu khích.
Những hành động này bao gồm diễn tập quân sự tại Biển Đông Trung Hoa, nơi mà Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng Nhận dạng Phòng không gây tranh cãi hồi năm ngoái. Tháng 12 năm ngoái, Hoa Kỳ nói một trong những chiến hạm của Mỹ phải đổi hướng để tránh va phải tàu của hải quân Trung Quốc.
'Xoay trục về châu Á'
Những sự việc này và những diễn biến khác xảy ra giữa lúc Hoa Kỳ đang tìm cách đặt trọng tâm chính sách ngoại giao và thương mại vào châu Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, trong chuyến công du Washington năm ngoái, nêu lên nghi vấn về những lý do của chính sách được gọi là “Xoay trục về châu Á” của Hoa Kỳ.
“Tôi hy vọng việc tái cân bằng về châu Á không nhắm vào Trung Quốc và làm suy yếu Trung Quốc,” ông Thường nói.
Bộ trưởng Thường sẽ gặp Bộ trưởng Hagel khi ông dừng chân tại Bắc Kinh trong chuyến thăm kéo dài một tuần lễ đến vùng Thái Bình Dương.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Đề đốc John Kirby, nói với phóng viên hôm thứ Năm rằng chuyến đi của ông Hagel là dấu hiệu cho thấy sự tái cam kết của Washington đối với vùng này.
“Thêm bằng chứng cứ nữa về sự cam kết cá nhân của bộ trưởng đối với chính sách tái cân bằng của Tổng thống đối với vùng châu Á-Thái Bình Dương,” ông Kirby nói.
Tranh chấp lãnh hải
Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN khi gặp nhau vào tháng 8 năm ngoái đã thảo luận về những tranh chấp lãnh hải trong vùng. Những cuộc thảo luận trong tuần này tại Hawaii cũng sẽ chú trọng đến vấn đề này - đặc biệt là cách thức mà Trung Quốc củng cố những tuyên bố chủ quyền của mình đối với những đảo tại Biển Nam Trung Hoa mà các nước Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines cũng đòi chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ từ Hawaii bay đến Nhật Bản, nước cũng có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh. Tuy nhiên nhóm đảo Senkaku đang tranh chấp - Trung Quốc gọi là Điếu Ngư - sẽ không là đề tài duy nhất.
Chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng nằm trong nghị trình thảo luận tại Tokyo, cũng như tại Bắc Kinh, sau khi Bắc Triều Tiên phóng thử nghiệm hai phi đạn tầm trung bình cách đây vài ngày.
Sự hung hăng của Bắc Triều Tiên
Trong buổi điều trần mới đây tại Quốc hội, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, nói Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cho quân đội Bắc Triều Tiên. Ông nói việc này không có lợi cho hòa bình và ổn định trong vùng:
“Bắc Triều Tiên là đồng minh của Trung Quốc và họ cùng sát cánh về phương diện quân sự và đã làm như thế trong nhiều năm. Tôi nghĩ là hai nước có quan hệ chặt chẽ về khả năng quân sự và trang thiết bị quân sự trong nhiều năm và có thể vẫn sẽ tiếp tục.”
Dù Bộ trưởng Hagel đã từng tới châu Á, chuyến đi này sẽ là chuyến công du đầu tiên của ông tới Trung Quốc, theo sau cuộc họp giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân ở The Hague vào thứ Hai vừa qua.
Dù có những căng thẳng trên biển, giới chức quốc phòng hai nước đều nói họ mưu tìm sự tăng cường trao đổi liên lạc giữa quân đội hai nước để xóa bỏ những hiểu lầm và giảm thiểu những rủi ro từ những phán đoán sai lạc.