Đường dẫn truy cập

Biểu tình tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh tại Gạc Ma


Người dân Việt xuống đường biểu tình tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến ở Gạc Ma.
Người dân Việt xuống đường biểu tình tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến ở Gạc Ma.

Đúng 28 năm sau trận chiến đẫm máu với Trung Quốc tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, nhiều cuộc biểu tình diễn ra hôm nay tại Việt Nam để tưởng niệm những người đã nằm xuống trong trận hải chiến, và lên án những hành động ngày càng hung hãn của Bắc Kinh nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông.

Theo Reuters, khoảng 150 người tại Hà Nội hôm nay tuần hành trên các đường phố đông đúc quanh Hồ Hoàn Kiếm tới tượng đài Lý Thái Tổ, hô to các khẩu hiệu “Đả đảo Trung Quốc xâm lăng”. Đoàn biểu tình đặt vòng hoa tưởng niệm 64 binh sĩ hải quân đã hy sinh tại Gạc Ma năm 1988.

Hãng tin Reuters tường thuật rằng cuộc biểu tình tuy không có đông người tham dự, nhưng có ý nghĩa, khi xét tới những hành động của chính quyền trong quá khứ, luôn tìm cách ngăn chận và trấn dẹp biểu tình.

Theo Reuters, lần này công an không có hành động nào để dẹp cuộc biểu tình kéo dài 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Bản tin cho rằng cuộc biểu tình năm nay đông đảo hơn các cuộc biểu tình hồi năm ngoái, kể cả cuộc biểu tình được tổ chức một ngày trước khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Hà Nội vào tháng 11.

Năm nay số an ninh ít hơn mọi năm. Tôi có gặp cô Bình con của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Tôi nói với cô ấy tôi đưa cho mỗi cậu môt bông hoa để xem họ phản ứng thế nào. Một người cầm lấy rồi đi vào chỗ đông người đặt hoa, một người thì vẫn ngồi im một chỗ và nói ‘tôi chỉ xem thôi, tôi không vào’. Nhưng mà cũng tội nghiệp cho các bạn trẻ làm an ninh ấy, có lẽ họ phải nghe theo lệnh chứ họ biết rằng đây là một cuộc tưởng niệm
Nhà giáo Phạm Toàn nói.

Pháp Tấn xã hôm nay tường thuật rằng những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt quanh ngày 14/3 hàng năm, kỷ niệm cuộc xung đột đẫm máu giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Một trong những nhà hoạt động tham gia cuộc tuần hành tới tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội là nhà giáo Phạm Toàn, một trong những người thành lập trang mạng bauxite Vietnam.

Trong cuộc phỏng vân dành cho ban Việt ngữ VOA, ông nói ông ước tính có 300 người tham dự, chứ không phải 150 người như truyền thông quốc tế tường trình.

Cũng có mặt tại lễ tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma có một số nhân vật tên tuổi khác, như Dịch giả Dương Tường, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông Hoàng Xuân Phú, và đông đảo các bạn trẻ, theo lời nhà giáo Phạm Toàn. Về sự hiện diện của lực lượng công an, ông cho biết.

“Năm nay số an ninh ít hơn mọi năm. Tôi có gặp cô Bình con của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Tôi nói với cô ấy tôi đưa cho mỗi cậu môt bông hoa để xem họ phản ứng thế nào. Một người cầm lấy rồi đi vào chỗ đông người đặt hoa, một người thì vẫn ngồi im một chỗ và nói ‘tôi chỉ xem thôi, tôi không vào’. Nhưng mà cũng tội nghiệp cho các bạn trẻ làm an ninh ấy, có lẽ họ phải nghe theo lệnh chứ họ biết rằng đây là một cuộc tưởng niệm, không phải là một cuộc hải chiến mà là một cuộc tàn sát. Bọn Tàu nó tàn sát các chiến sĩ Việt Nam tay không.”

Trang mạng Dân Làm Báo cho biết biểu tình không chỉ diễn ra ở Hà Nội mà còn ở Sài Gòn và Vũng Tàu. Tại Sài Gòn, khoảng 100 người tụ tập tại tượng đài Trần Hưng Đạo.

Những hình ảnh tải lên các trang mạng Dân Làm Báo cho thấy nhiều người biểu tình đầu chít khăn tang, mang theo các biểu ngữ có ghi những dòng chữ như: “14/3/1988- Tưởng nhớ 64 Anh hùng Đã bỏ mình tại Gạc Ma”, “Đời đời nhớ ơn Anh hùng Liệt sỹ Hy sinh Bảo vệ Tổ Quốc”, “Nhân dân ghi ơn tử sĩ Gạc Ma” và một biểu ngữ viết chữ màu đỏ “Sẵn sàng Đổ Máu Vệ Quốc”.

Tại Vũng Tàu, buổi lễ tưởng niệm được tổ chức trên một bãi biển.

Theo Reuters, Globalnation, Danlambao.

Biểu tình tưởng niệm chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:35 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG