Các nhà hoạt động Hồi Giáo tại Bangladesh đốt nhà và các cửa hàng ngày hôm nay để phản đối vụ xử tử một trong những nhà lãnh đạo của họ bị kết án tội phạm chiến tranh.
Ông Abdul Qader Mollah bị treo cổ cuối ngày hôm qua sau khi Tối cao Pháp viện bác bỏ kháng cáo cuối cùng của ông.
Một ít lâu sau đó, truyền thông Bangladesh loan báo một loạt các vụ đốt phá và đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình Hồi Giáo, làm cho ít nhất 3 người thiệt mạng.
Nhiều cuộc tấn công được ghi nhận là do những người ủng hộ đảng cầm quyền và thiểu số Ấn Độ Giáo, nhiều người đứng về phiá Thủ tướng Sheikh Hasina và ca ngợi vụ hành hình này.
Một thông tín viên của Đài VOA có mặt tại thủ đô Dhakar ngày hôm qua cho biết an ninh được tăng cường tại thành phố này và tình hình vẫn còn căng thẳng. Đảng của ông Mollah, Jamaat-e-Islami, dã kêu gọi một cuộc tổng đình công trên toàn quốc vào Ngày Chủ Nhật.
Ông Mollah bị kết án phạm tội ác chiến tranh trong cuộc chiến giành độc lập chống lại Pakistan vào năm 1971.
Các chỉ trích lo ngại là vụ xử tử ông này có thể bắt đầu một làn sóng bạo động chính trị mới trước những cuộc bầu cử trên toàn quốc dự trù diễn ra vào tháng tới.
Trước đó Jamaat-e-Islami, đã đưa ra một cảnh báo “về những hậu quả nghiêm trọng” nếu ông Mollah bị xử tử.
Tòa án đã bác bỏ một yêu cầu xin xét lại bản án tử hình do toán luật sư của ông Mollah đưa ra. Ông dự trù bị treo cổ vào cuối ngày thứ Ba vừa qua trước khi các luật sư của ông xin được hoãn lại.
Tổ chức theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại New York cảnh báo là bằng cách hành quyết ông Mollah mà không duyệt xét lại án tử hình Bangladesh có thể vi phạm luật quốc tế.
Jamaat-e-Islami đứng về phiá quân đội Pakistan trong cuộc nội chiến đẩm máu dẫn đến việc thành lập một nước Bangladesh vào năm 1971.
Đảng Liên đoàn Awani của Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina nói 3 triệu người đã thiệt mạng trong cuộc chiến. Các nhà nghiên cứu độc lập nói con số tử vong vào khoảng từ 300.000 đến 500.000 người.
Ông Abdul Qader Mollah bị treo cổ cuối ngày hôm qua sau khi Tối cao Pháp viện bác bỏ kháng cáo cuối cùng của ông.
Một ít lâu sau đó, truyền thông Bangladesh loan báo một loạt các vụ đốt phá và đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình Hồi Giáo, làm cho ít nhất 3 người thiệt mạng.
Nhiều cuộc tấn công được ghi nhận là do những người ủng hộ đảng cầm quyền và thiểu số Ấn Độ Giáo, nhiều người đứng về phiá Thủ tướng Sheikh Hasina và ca ngợi vụ hành hình này.
Một thông tín viên của Đài VOA có mặt tại thủ đô Dhakar ngày hôm qua cho biết an ninh được tăng cường tại thành phố này và tình hình vẫn còn căng thẳng. Đảng của ông Mollah, Jamaat-e-Islami, dã kêu gọi một cuộc tổng đình công trên toàn quốc vào Ngày Chủ Nhật.
Ông Mollah bị kết án phạm tội ác chiến tranh trong cuộc chiến giành độc lập chống lại Pakistan vào năm 1971.
Các chỉ trích lo ngại là vụ xử tử ông này có thể bắt đầu một làn sóng bạo động chính trị mới trước những cuộc bầu cử trên toàn quốc dự trù diễn ra vào tháng tới.
Trước đó Jamaat-e-Islami, đã đưa ra một cảnh báo “về những hậu quả nghiêm trọng” nếu ông Mollah bị xử tử.
Tòa án đã bác bỏ một yêu cầu xin xét lại bản án tử hình do toán luật sư của ông Mollah đưa ra. Ông dự trù bị treo cổ vào cuối ngày thứ Ba vừa qua trước khi các luật sư của ông xin được hoãn lại.
Tổ chức theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại New York cảnh báo là bằng cách hành quyết ông Mollah mà không duyệt xét lại án tử hình Bangladesh có thể vi phạm luật quốc tế.
Jamaat-e-Islami đứng về phiá quân đội Pakistan trong cuộc nội chiến đẩm máu dẫn đến việc thành lập một nước Bangladesh vào năm 1971.
Đảng Liên đoàn Awani của Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina nói 3 triệu người đã thiệt mạng trong cuộc chiến. Các nhà nghiên cứu độc lập nói con số tử vong vào khoảng từ 300.000 đến 500.000 người.