Đường dẫn truy cập

Biến thể COVID: Những điều cần biết


Một phụ nữ mặc trang phục như Minnie Mouse, mang khẩu trang tại New York để ngừa biến thể Delta lây nhiễm cao.
Một phụ nữ mặc trang phục như Minnie Mouse, mang khẩu trang tại New York để ngừa biến thể Delta lây nhiễm cao.

Các ca nhiễm ‘đột phá’ Delta rất truyền nhiễm

Trong số các ca nhiễm biến thể Delta, những người đã tiêm chủng đầy đủ mà vẫn bị nhiễm (còn gọi là các ca nhiễm “đột phá”) có khả năng làm virus lây lan tương đương với những người chưa tiêm chủng, theo một cuộc nghiên cứu mới.

Số virus chứa trong mũi và cổ họng càng nhiều thì khả năng lây cho người khác càng cao.

Tại một quận ở Wisconsin, Mỹ, nơi biến thể Delta đang chiếm ngự, các nhà nghiên cứu phân tích số lượng virus từ mẫu bông gòn ngoáy vào mũi và cổ họng khi bệnh nhân được chẩn đoán đầu tiên. Họ phát hiện số lượng virus nơi những bệnh nhân đã tiêm chủng và những người chưa tiêm chủng là tương đương.

Đồng tác giả cuộc nghiên cứu, bà Katarina Grande thuộc Y tế Công cộng Quận Madison & Dane tại Madison, bang Wisconsin, nói phát hiện này cho thấy “những người đã tiêm chủng nên có những bước để ngăn ngừa virus COVID-19 lây sang người khác.”

Trong một cuộc nghiên cứu khác ở Singapore, các nhà khoa học phát hiện là dù số lượng virus tương tự nơi bệnh nhân đã tiêm chủng và bệnh nhân chưa tiêm chủng, nhưng số lượng virus giảm nhanh hơn trong nhóm những người đã tiêm chủng.

Biến thể Lambda cho thấy kháng vaccine

Biến thể Lambda của virus corona, phát hiện đầu tiên tại Peru và hiện lây lan tại Nam Mỹ, lây nhiễm cao và kháng lại vaccine nhiều hơn so với phiên bản nguyên thủy xuất hiện từ Vũ Hán, Trung Quốc, theo phát hiện của các nhà nghiên cứu Nhật.

Từ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu Nhật phát hiện 3 đột biến trong gai protein của Lambda, có tên là RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S, giúp biến thể này kháng lại sức trung lập hoá virus của kháng thể do vaccine tạo ra.

Hai đột biến khác là T76I và L452Q, giúp Lambda lây nhiễm cao, các nhà nghiên cứu phát hiện. Họ cảnh báo là với việc Lambda được Tổ chức Y tế Thế giới dán nhãn “Biến thể đáng Quan tâm” chứ không phải là “Biến thể đáng Lo ngại”, mọi người có thể không nhận thức được rằng đây là mối đe dọa nghiêm trọng đang tiếp diễn.

Dù chưa rõ liệu biến thể Lambda có nguy hiểm hơn biến thể Delta đang hoành hành tại nhiều nước hay không, nhưng nhà nghiên cứu cao cấp Kei Sato thuộc Đại học Tokyo tin rằng “Lambda có thể là một đe dọa tiềm tàng đối với xã hội loài người.”

Liều thứ ba vaccine mRNA có thể tăng cường số lượng, chứ không tăng cường chất lượng, kháng thể

Trong số những người tiêm chủng đầy đủ nhưng chưa bao giờ nhiễm COVID-19 thì việc tiêm thêm liều thứ ba vaccine mRNA của Pfizer /BioNTech hay Moderna sẽ gia tăng mức kháng thể, nhưng không phải là các kháng thể có khả năng tốt hơn trong việc trung lập hoá những biến thể mới, các nhà nghiên cứu Đại học Rockefeller báo cáo ngày 29/7. Họ ghi nhận trong số những người sống sót sau khi mắc bệnh COVID-19, kháng thể trong hệ thống miễn nhiễm tiến hóa trong năm đầu tiên, trở nên mạnh mẽ hơn và có khả năng tốt hơn kháng lại biến thể mới.

Trong số 32 tình nguyện viên chưa bao giờ mắc bệnh COVID-19, các nhà nghiên cứu phát hiện là kháng thể do vaccine mRNA tạo ra có tiến hóa giữa liều đầu tiên và liều thứ nhì. Tuy nhiên 5 tháng sau đó, kháng thể do vaccine tạo ra “tương đương” với những kháng thể thấy được sau liều thứ nhì, không mấy cải thiện trong khả năng của kháng thể trung lập hóa một loạt các biến thể mới, đồng tác giả cuộc nghiên cứu Michel Nussenzweig nói. Do đó, ông cho rằng tiêm liều thứ ba cùng loại vaccine cho những người này sẽ đưa đến mức kháng thể cao hơn nhưng vẫn kém hiệu nghiệm chống biến thể.

“Vào lúc này, vaccine vẫn bảo vệ được chống lại lây nhiễm trầm trọng,” ông Nussenzweig nói.

Phối hợp vaccine AstraZeneca và vaccine mRNA thì hữu hiệu

Phối hợp liều vaccine thứ nhất của AstraZeneca và liều vaccine thứ nhì của Pfizer-BioNTech hay Moderna cung cấp “bảo vệ tốt,” Viện Huyết thanh Đan Mạch loan báo ngày 2/8.

Hơn 144.000 người Đan Mạch, phần lớn là nhân viên tuyến đầu trong lãnh vực y tế và người lớn tuổi nhận được liều vaccine AstraZenaca đầu tiên nhưng sau đó được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech hay Moderna.

“Cuộc nghiên cứu cho thấy 14 ngày sau một chương trình vaccine phối hợp, nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 giảm bớt 88% so với những cá nhân không tiêm chủng,” Viện Huyết thanh Nhà nước (SSI) cho biết.

Cuộc nghiên cứu, công bố tuần trước, kéo dài từ tháng 2 tới tháng 6 năm nay, thời gian mà biến thể Alpha của virus corona chế ngự.

Hiện không thể kết luận là sự bảo vệ đó có xảy ra trong trường hợp nhiễm biến thể Delta hay không. Hiện biến thể Delta đang lan tràn rộng tại Đan Mạch.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG