Đường dẫn truy cập

7 nước tích cực chống hối lộ quan chức nước ngoài


Ông Akere Muna, luật sư và cựu phó chủ tịch của Minh bạch Quốc tế nói chuyện tại Cameroon, ngày 8/8/2018.
Ông Akere Muna, luật sư và cựu phó chủ tịch của Minh bạch Quốc tế nói chuyện tại Cameroon, ngày 8/8/2018.

Hoa Kỳ nằm trong số 7 nước xuất khẩu lớn có luật tích cực chống lại các công ty hối lộ quan chức nước ngoài để được các hợp đồng làm ăn buôn bán, theo một phúc trình mới của tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố ngày 12/9.

Các quốc gia còn lại trong danh sách này là Đức, Israel, Ý, Na Uy, Thụy sĩ và Anh. Bảy nước này chiếm 27% sản lượng xuất khẩu thế giới.

Minh bạch Quốc tế liệt kê một vụ trong năm 2016 theo đó tập đoàn xây dựng Brazil nhận tội đã trả gần một tỉ đô la tiền hối lộ cho các quan chức trong mọi cấp của chính phủ tại ít nhất 12 nước.

Bốn quốc gia khác với 4% mức xuất khẩu thế giới là Úc, Brazil, Bồ Đào Nha và Thụy Điển có luật chống hối lộ ở nước ngoài vừa phải, theo phúc trình.

Phúc trình xếp hạng 44 nước xuất khẩu chính hàng đầu, trong đó có 40 nước đã ký Công ước của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Công ước năm 1997 đòi hỏi các nước ký kết hình sự hóa tội hối lộ ở nước ngoài và đưa ra các biện pháp như là điều tra những vụ nghi ngờ hối lộ.

Trong số 44 nước được khảo sát, 11 nước có luật trừng phạt hối lộ nước ngoài “hạn chế”, trong khi đó 22 nước trong đó có Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ và Singapore có “ít hay không có” việc thực thi luật chống hối lộ.

Phúc trình khuyến cáo là 4 nền kinh tế chính thu hẹp “cách biệt thực thi luật pháp” bằng cách gia nhập công ước chống hối lộ.

Phúc trình của Minh bạch Quốc tế vào năm 2015 liệt kê chỉ có 4 nước có luật thi hành luật pháp tích cực là Đức, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ.

Minh bạch Quốc tế nói “Đáng mừng là có 8 nước chiếm 7,1% xuất khẩu thế giới đã cải thiện tình hình chống hối lộ nước ngoài kể từ phúc trình năm 2015, nhưng đáng buồn là vẫn còn một chặng đường dài để vượt qua.”

VOA Express

XS
SM
MD
LG