Cuộc bầu cử quốc hội Hy Lạp vào Chủ nhật có ý nghĩa như là một cuộc trưng cầu dân ý về việc liệu Athens nên tiếp tục làm thành viên của khối sử dụng đồng tiền chung euro hay nên trở thành nước đầu tiên rút ra khỏi khối 17 nước thành viên này?
Đó là một câu hỏi đơn giản, nhưng lại là một vấn đề với những hệ quả rất sâu xa đối với Hy Lạp, Âu Châu và cả nền kinh tế thế giới.
Chính phủ Hy Lạp bị nợ nần chồng chất trong những năm qua, nhưng các nước láng giềng Âu Châu và Quỹ tiền tệ Quốc tế đã hai lần cứu nguy cho, bằng việc rót vào hàng tỉ đôla trong hai năm vừa qua.
Các nhà cung cấp tín dụng xóa hơn phân nửa số nợ cho Hy Lạp.
Nhưng nhiều người Hy Lạp tức giận về các điều kiện của gói cứu nguy – về việc chính phủ đã áp đặt quá gắt gao các biện pháp kiệm ước, cắt giảm lương bỗng và chế độ hưu trí, và cắt bỏ hàng ngàn công ăn việc làm trong chính phủ.
Bên cạnh đó, các nước láng giềng Âu Châu nói rằng họ sẽ cắt nguồn ngân quỹ cứu nguy nếu tân chính phủ không giữa lời hứa thực thi các biện pháp kiệm ước.
Nhiều chính đảng chiếm tỉ lệ nhỏ của Hy Lạp đã không thể thành lập được một chính phủ liên hiệp sau cuộc bầu cử không có kết quả dứt khoát hồi tháng trước, dẫn đến việc phải bầu cử lại vào Chủ nhật này.
Một trong các ứng cử viên hàng đầu để lãnh đạo một tân chính phủ là ông Alexis Tsipras, thủ lãnh đảng tả khuynh cấp tiến Syriza, người hô hào bác bỏ các điều kiện của quỹ cứu nguy.
Các cuộc khảo sát cho thấy ông Tsipras đang đua tranh sát nút với thủ lãnh bảo thủ Antonis Samaras, người ủng hộ các biện pháp kiệm ước cùng với thủ lãnh của đảng xã hội là ông Evangelos Venizelos.
Một kết quả bầu cử sít sao có thể lại đẩy các chính đảng vào thế bế tắt trở tại, và vấn đề có tiếp tục làm thành viên của khối sử dụng đồng euro hay không lại nổi cộm.
Mặc dù kinh tế Hy Lạp chỉ chiếm có 2% trong toàn bộ nền kinh tế của khối sử dụng đồng euro, một số nhà phân tích cho rằng việc nước này vỡ nợ và rút khỏi khối euro sẽ có nhiều khả năng dẫn tới một tình trạng bất ổn trên thị trường tài chánh thế giới và sẽ kéo nền kinh tế Hoa Kỳ và các nền kinh tế khác trên thế giới giảm mạnh.
Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp, ngân hàng lớn nhất của nước này, mới đây nói rằng rút khỏi khối sử dụng đồng euro sẽ “dẫn đến việc mức sống của người dân Hy Lạp xuống cấp đáng kể.”
Ngân hàng này nói mức thu nhập người dân Hy Lạp sẽ giảm xuống hơn một nửa, và giá trị đồng tiền drachma của của Hy Lạp đã được khôi phục sẽ giảm hơn 65%. Tỉ lệ thất nghiệp đang cao của nước này có thể sẽ tăng lên đến 34% và lạm phát có thể tăng lên đến 30%.
Đó là một câu hỏi đơn giản, nhưng lại là một vấn đề với những hệ quả rất sâu xa đối với Hy Lạp, Âu Châu và cả nền kinh tế thế giới.
Chính phủ Hy Lạp bị nợ nần chồng chất trong những năm qua, nhưng các nước láng giềng Âu Châu và Quỹ tiền tệ Quốc tế đã hai lần cứu nguy cho, bằng việc rót vào hàng tỉ đôla trong hai năm vừa qua.
Các nhà cung cấp tín dụng xóa hơn phân nửa số nợ cho Hy Lạp.
Nhưng nhiều người Hy Lạp tức giận về các điều kiện của gói cứu nguy – về việc chính phủ đã áp đặt quá gắt gao các biện pháp kiệm ước, cắt giảm lương bỗng và chế độ hưu trí, và cắt bỏ hàng ngàn công ăn việc làm trong chính phủ.
Bên cạnh đó, các nước láng giềng Âu Châu nói rằng họ sẽ cắt nguồn ngân quỹ cứu nguy nếu tân chính phủ không giữa lời hứa thực thi các biện pháp kiệm ước.
Nhiều chính đảng chiếm tỉ lệ nhỏ của Hy Lạp đã không thể thành lập được một chính phủ liên hiệp sau cuộc bầu cử không có kết quả dứt khoát hồi tháng trước, dẫn đến việc phải bầu cử lại vào Chủ nhật này.
Một trong các ứng cử viên hàng đầu để lãnh đạo một tân chính phủ là ông Alexis Tsipras, thủ lãnh đảng tả khuynh cấp tiến Syriza, người hô hào bác bỏ các điều kiện của quỹ cứu nguy.
Các cuộc khảo sát cho thấy ông Tsipras đang đua tranh sát nút với thủ lãnh bảo thủ Antonis Samaras, người ủng hộ các biện pháp kiệm ước cùng với thủ lãnh của đảng xã hội là ông Evangelos Venizelos.
Một kết quả bầu cử sít sao có thể lại đẩy các chính đảng vào thế bế tắt trở tại, và vấn đề có tiếp tục làm thành viên của khối sử dụng đồng euro hay không lại nổi cộm.
Mặc dù kinh tế Hy Lạp chỉ chiếm có 2% trong toàn bộ nền kinh tế của khối sử dụng đồng euro, một số nhà phân tích cho rằng việc nước này vỡ nợ và rút khỏi khối euro sẽ có nhiều khả năng dẫn tới một tình trạng bất ổn trên thị trường tài chánh thế giới và sẽ kéo nền kinh tế Hoa Kỳ và các nền kinh tế khác trên thế giới giảm mạnh.
Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp, ngân hàng lớn nhất của nước này, mới đây nói rằng rút khỏi khối sử dụng đồng euro sẽ “dẫn đến việc mức sống của người dân Hy Lạp xuống cấp đáng kể.”
Ngân hàng này nói mức thu nhập người dân Hy Lạp sẽ giảm xuống hơn một nửa, và giá trị đồng tiền drachma của của Hy Lạp đã được khôi phục sẽ giảm hơn 65%. Tỉ lệ thất nghiệp đang cao của nước này có thể sẽ tăng lên đến 34% và lạm phát có thể tăng lên đến 30%.