Tại Miến Điện, những vụ bạo động mới xảy ra hồi đầu này, giữa người Phật giáo và Hồi giáo đang làm cho nhiều người lo ngại là quốc gia Đông Nam Á này đã không làm đủ để giảm thiểu những mối căng thẳng mà Tổng thống Thein Sein nói là đang gây tổn hại cho hình ảnh của đất nước. Các thông tín viên đài VOA đã đi thăm những ngôi làng xảy ra bạo động trong tiểu bang Rakhine và gởi về bài tường thuật sau đây.
Những người mục kích ở làng Hta Pyu Chai cho biết làng này chìm ngập trong bạo động khi một đám đông của những người Phật giáo nổi lửa đốt cháy gần hết những căn nhà của người theo đạo Hồi.
Anh Tun Tun Naing, một thanh niên Hồi giáo 17 tuổi, cho biết sau khi rời khỏi nơi trốn núp anh đã nhìn thấy xác của cha anh trong đống bùn lầy gần ngôi đền Hồi giáo đã bị thiêu rụi.
Một ngày trước đó, cha của Tun Tun Naing, ông Khin Naing, đã bị đám người Phật giáo dùng mã tấu chém chết trong lúc họ xông vào làng và nổi lửa đốt cháy nhà cửa của những người Hồi giáo.
Anh Tun Tun nói rằng cha anh chạy không kịp nên đã bị đám người Phật giáo giết chết khi họ xông vào làng.
Cách ngôi làng này vài cây số là một bãi biển thu hút khách du lịch nhiều nhất nước, gần thành phố Thandwe.
Vài ngày trước đó ở Thandwe, một nhà hoạt động chính trị người Hồi giáo thuộc sắc tộc Kaman tên Kyaw Zan Hla đã dính líu tới một vụ cãi cọ vì một chiếc xe gắn máy đậu bừa bãi.
Ông này sau đó đã bị bắt về tội nhục mạ đạo Phật. Không lâu sau đó, những đám đông gây rối của người theo đạo Phật mang theo cung nỏ, dao rựa và những khí giới khác đã kéo tới các ngôi làng của người Hồi giáo ở gần đó và bắt đầu nổi lửa đốt nhà.
Những người mục kích nói rằng họ không biết mặt những người trong đám đông đã đốt cháy mấy mươi căn nhà tại ba ngôi làng.
Bạo động xảy ra trong lúc Tổng thống Thein Sein thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên đến tiểu bang Rakhine. Ông đã đi thăm Sittwe, Maungdaw và Kyaukpyu, là những nơi từng xảy ra những vụ bạo động tương tự. Hôm thứ tư, ông đã tới Thandwe trong lúc những căn nhà ở các ngôi làng gần đó tiếp tục cháy.
Đại sứ quán Mỹ ở Rangoon đã đưa ra một thông cáo lên án vụ bạo động.
Những vụ bạo động giữa người Phật giáo và người Hồi giáo đã xảy ra từ tháng 6 năm 2012.
Ông Maung Myint Htay là một người theo đạo Phật ở làng Hta Pyu Chai và đã chứng kiến những vụ bạo động. Ông nói rằng ông không biết đám đông gây rối là những người ở đâu tới, nhưng ông bày tỏ quan điểm giống như nhiều người khác ở Miến Điện là nên đuổi những người Hồi giáo ra khỏi Miến Điện.
"Tôi không nghĩ rằng những gì xảy ra là không đúng. Những người tới đây đốt nhà, họ chỉ làm tròn bổn phận lịch sử của họ."
Một trong những người láng giềng của ông Maung Myint Htay là ông Myint Aung. Nhà của ông Myint Aung đã bị cướp phá. Ông cho rằng phong trào “969” của người Phật giáo có chủ trương dân tộc cực đoan đã khích động tình cảm bài xích Hồi giáo.
Ông Myint Aung nói rằng ông không biết mặt những người trong đám người gây rối, nhưng những người hàng xóm của ông đã dẫn đám người này tới đốt nhà của những người theo đạo Hồi. Ông cho biết nhiều người đã gọi điện thoại báo cảnh sát, nhưng khi cảnh sát tới nơi thì đã quá trễ. Ông Myint Aung nói rằng trước đây làng ông không có vấn đề gì, nhưng sau khi ông Wirathu, một nhà sư nổi tiếng của phong trào “969”, tới làng này diễn thuyết thì quan hệ giữa người Phật giáo và người Hồi giáo đã trở nên căng thẳng.
Hôm qua, 6 thành viên của Đảng Phát triển Sắc tộc ở bang Rakhine đã bị bắt vì dính líu tới những vụ bạo loạn.
Những người mục kích ở làng Hta Pyu Chai cho biết làng này chìm ngập trong bạo động khi một đám đông của những người Phật giáo nổi lửa đốt cháy gần hết những căn nhà của người theo đạo Hồi.
Anh Tun Tun Naing, một thanh niên Hồi giáo 17 tuổi, cho biết sau khi rời khỏi nơi trốn núp anh đã nhìn thấy xác của cha anh trong đống bùn lầy gần ngôi đền Hồi giáo đã bị thiêu rụi.
Một ngày trước đó, cha của Tun Tun Naing, ông Khin Naing, đã bị đám người Phật giáo dùng mã tấu chém chết trong lúc họ xông vào làng và nổi lửa đốt cháy nhà cửa của những người Hồi giáo.
Anh Tun Tun nói rằng cha anh chạy không kịp nên đã bị đám người Phật giáo giết chết khi họ xông vào làng.
Cách ngôi làng này vài cây số là một bãi biển thu hút khách du lịch nhiều nhất nước, gần thành phố Thandwe.
Vài ngày trước đó ở Thandwe, một nhà hoạt động chính trị người Hồi giáo thuộc sắc tộc Kaman tên Kyaw Zan Hla đã dính líu tới một vụ cãi cọ vì một chiếc xe gắn máy đậu bừa bãi.
Ông này sau đó đã bị bắt về tội nhục mạ đạo Phật. Không lâu sau đó, những đám đông gây rối của người theo đạo Phật mang theo cung nỏ, dao rựa và những khí giới khác đã kéo tới các ngôi làng của người Hồi giáo ở gần đó và bắt đầu nổi lửa đốt nhà.
Những người mục kích nói rằng họ không biết mặt những người trong đám đông đã đốt cháy mấy mươi căn nhà tại ba ngôi làng.
Bạo động xảy ra trong lúc Tổng thống Thein Sein thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên đến tiểu bang Rakhine. Ông đã đi thăm Sittwe, Maungdaw và Kyaukpyu, là những nơi từng xảy ra những vụ bạo động tương tự. Hôm thứ tư, ông đã tới Thandwe trong lúc những căn nhà ở các ngôi làng gần đó tiếp tục cháy.
Đại sứ quán Mỹ ở Rangoon đã đưa ra một thông cáo lên án vụ bạo động.
Những vụ bạo động giữa người Phật giáo và người Hồi giáo đã xảy ra từ tháng 6 năm 2012.
Ông Maung Myint Htay là một người theo đạo Phật ở làng Hta Pyu Chai và đã chứng kiến những vụ bạo động. Ông nói rằng ông không biết đám đông gây rối là những người ở đâu tới, nhưng ông bày tỏ quan điểm giống như nhiều người khác ở Miến Điện là nên đuổi những người Hồi giáo ra khỏi Miến Điện.
"Tôi không nghĩ rằng những gì xảy ra là không đúng. Những người tới đây đốt nhà, họ chỉ làm tròn bổn phận lịch sử của họ."
Một trong những người láng giềng của ông Maung Myint Htay là ông Myint Aung. Nhà của ông Myint Aung đã bị cướp phá. Ông cho rằng phong trào “969” của người Phật giáo có chủ trương dân tộc cực đoan đã khích động tình cảm bài xích Hồi giáo.
Ông Myint Aung nói rằng ông không biết mặt những người trong đám người gây rối, nhưng những người hàng xóm của ông đã dẫn đám người này tới đốt nhà của những người theo đạo Hồi. Ông cho biết nhiều người đã gọi điện thoại báo cảnh sát, nhưng khi cảnh sát tới nơi thì đã quá trễ. Ông Myint Aung nói rằng trước đây làng ông không có vấn đề gì, nhưng sau khi ông Wirathu, một nhà sư nổi tiếng của phong trào “969”, tới làng này diễn thuyết thì quan hệ giữa người Phật giáo và người Hồi giáo đã trở nên căng thẳng.
Hôm qua, 6 thành viên của Đảng Phát triển Sắc tộc ở bang Rakhine đã bị bắt vì dính líu tới những vụ bạo loạn.