Nhà chức trách ở Bangladesh đã bắt giữ ba quan chức lãnh đạo nhà máy có liên quan đến vụ hỏa hoạn hôm thứ Bảy làm chết ít nhất 110 người.
Cảnh sát trưởng thủ đô Dhaka cho biết những lãnh đạo này đã bị bắt giữ hôm nay vì những cáo buộc các quản lý đã bảo công nhân quay trở lại làm việc sau khi chuông báo cháy reo, và khóa trái cửa ra vào khiến công nhân bị mắc kẹt bên trong.
Hàng trăm công nhân không thể thoát ra khỏi xưởng may mặc Tazreen khi hỏa hoạn bùng lên.
Giới chức cứu hỏa nói thiếu lối thoát hiểm khẩn cấp là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người tử vong.
Hàng ngàn công nhân đã biểu tình phản đối sang ngày thứ ba vào hôm nay. Họ chặn đường và ném gạch đá vào các tòa nhà.
Bangladesh có khoảng 4.000 nhà máy may mặc gia công quần áo cho các thương hiệu quốc tế.
Nước này kiếm được khoảng 20 tỉ đô la hàng năm nhờ bán quần áo ra nước ngoài. Sản phẩm may mặc chiếm khoảng 80% khối lượng xuất khẩu.
Điều kiện làm việc tại các nhà máy may mặc ở nước này hết sức tồi tàn.
Giới chức nói ít nhất 500 người đã thiệt mạng ở Bangladesh trong những tai nạn xảy ra ở các xưởng may cũng như những vụ hỏa hoạn kể từ năm 2006.
Các nhà hoạt động nói rằng chủ xưởng hiếm khi bị khởi tố vì điều kiện an toàn lao động kém cỏi.
Cảnh sát trưởng thủ đô Dhaka cho biết những lãnh đạo này đã bị bắt giữ hôm nay vì những cáo buộc các quản lý đã bảo công nhân quay trở lại làm việc sau khi chuông báo cháy reo, và khóa trái cửa ra vào khiến công nhân bị mắc kẹt bên trong.
Hàng trăm công nhân không thể thoát ra khỏi xưởng may mặc Tazreen khi hỏa hoạn bùng lên.
Giới chức cứu hỏa nói thiếu lối thoát hiểm khẩn cấp là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người tử vong.
Hàng ngàn công nhân đã biểu tình phản đối sang ngày thứ ba vào hôm nay. Họ chặn đường và ném gạch đá vào các tòa nhà.
Bangladesh có khoảng 4.000 nhà máy may mặc gia công quần áo cho các thương hiệu quốc tế.
Nước này kiếm được khoảng 20 tỉ đô la hàng năm nhờ bán quần áo ra nước ngoài. Sản phẩm may mặc chiếm khoảng 80% khối lượng xuất khẩu.
Điều kiện làm việc tại các nhà máy may mặc ở nước này hết sức tồi tàn.
Giới chức nói ít nhất 500 người đã thiệt mạng ở Bangladesh trong những tai nạn xảy ra ở các xưởng may cũng như những vụ hỏa hoạn kể từ năm 2006.
Các nhà hoạt động nói rằng chủ xưởng hiếm khi bị khởi tố vì điều kiện an toàn lao động kém cỏi.