Đường dẫn truy cập

Bang giao Mỹ-Nga 'dậm chân tại chỗ'


Tổng thống Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Los Cabos, Mexico, ngày 18/6/2012.
Tổng thống Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Los Cabos, Mexico, ngày 18/6/2012.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã coi bang giao tốt đẹp hơn với Nga là một nền tảng trong chính sách đối ngoại của ông. Trong bài tưòng thuật từ Washington, thông tín viên VOA Andre de Nesnera duyệt lại các thành tựu cũng như một số trong những điểm bất đồng chính mà Washington và Moscow còn đang phải đối phó.

Trong 4 năm vừa qua, cái được gọi là “xác định lại” trong bang giao đã đem lại các kết quả cụ thể, kể cả một hiệp ước quan trọng về kiểm soát vũ khí chiến lược giảm thiểu số vũ khí hạt nhân tầm xa.

Ông Robert Legvold của trường đại học Columbia nói một dấu hiệu khác của sự hợp tác chặt chẽ giữa Nga và Hoa Kỳ là quyết định của Moscow cho phép lực lượng Mỹ được trung chuyển qua Nga để ra vào Afghanistan.

Ông Legvold nói: “Do đó để cả hai bên duy trì nỗ lực đã có được tại Afghanistan trong mấy năm vừa qua, và nay để ứng phó với vụ giảm quân và triệt thoái binh sĩ, cơ sở đó, khả năng di chuyển người và vật liệu về hướng bắc, rất quan trọng.”

Moscow cũng đồng ý để cho Hoa Kỳ được tiếp cận một căn cứ quân sự của Nga ở Ulyanovsk cách biên giới giáp với Kazakhstan khoảng 300 kilomét về hướng tây bắc. Các chuyên gia cho rằng trung tâm hậu cần đó sẽ đóng một vai trò quan trọng vào lúc lực lượng tác chiến Hoa Kỳ giảm bớt sự hiện diện tại Afghanistan trong 2 năm sắp tới.

Về một vấn đề khác, các chuyên gia phân tích nói trong mấy năm vừa qua, Moscow đã có chủ trương cứng rắn hơn đối với Iran, bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc ủng hộ việc áp đặt các biện pháp chế tài gắt gao hơn đối với Tehran vì chương trình vũ khí hạt nhân mà họ bị cáo buộc - một chính sách được Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương khác cổ võ. Moscow cũng đã huỷ bỏ việc giao các phi đạn phòng không S-300 cho Tehran.

Ông Stephen Jones của trưởng đại học Mount Holyoke ở Massachusetts nói Moscow muốn một sự dàn xếp với Iran: họ không muốn một tình hình bất định ở biên giới giữa Nga và Iran.

Ông Jones cho biết: “Mới đây, đã có một thông cáo của bộ ngoại giao ủng hộ bất kỳ cuộc thương nghị song phương nào giữa Hoa Kỳ và Iran. Ðó là điểm quan trọng. Họ không tỏ ra chống đối một giải pháp cho tình hình này. Cho dù điều đó có nghĩa là loại trừ Nga ra khỏi bàn thương nghị.”

Các chuyên gia phân tích nói trong khi đã có các diễn biến tích cực về kiểm soát vũ khí, Afghanistan và Iran, Washington và Moscow vẫn bất đồng về nhiều vấn đề chủ chốt. Ðứng đầu danh sách là cách thức đối phó với vụ khủng hoảng ở Syria.

Moscow đã phủ quyết nhiều nghị quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ, kể cả những nghị quyết đòi áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Syria
Moscow đã phủ quyết nhiều nghị quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ, kể cả những nghị quyết đòi áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Syria
Chính quyền của tổng thống Obama đã đề nghị Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Moscow thì chống lại việc đó và đã phủ quyết nhiều nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, kể cả những nghị quyết đòi áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Syria.

Ông Stephen Jones nói Moscow có thể vận dụng một số ảnh hưởng lên Tổng thống Assad.

Ông Jones cho biết: “Vào giai đoạn này thì dường như họ không muốn làm như vậy. Ðiều mà Nga thực sự không muốn thấy là sự thay đổi chế độ ở Syria. họ không muốn ông Assad bị lật đổ bởi vì có rất nhiều phần chắc là người sẽ thay thế ông ta sẽ được sự ủng hộ của phe đối lập và sẽ có thái độ thù nghịch với Nga. Syria là một khách hàng tốt để Nga cung cấp vũ khí. Do đó, đối với Nga, điều đó sẽ khá tai hại. Và tôi cho rằng đó chính là lý do vì sao họ tìm cách để cho ông Assad tiếp tục nắm quyền.”

Một lãnh vực bất đồng khác là kế hoạch của chính quyền Obama định bố trí một hệ thống phòng thủ phi đạn đạn đạo ở châu Âu, một đề nghị được Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương ủng hộ.

Một lãnh vực bất đồng khác là kế hoạch của chính quyền Obama định bố trí một hệ thống phòng thủ phi đạn đạn đạo ở châu Âu
Một lãnh vực bất đồng khác là kế hoạch của chính quyền Obama định bố trí một hệ thống phòng thủ phi đạn đạn đạo ở châu Âu
Washington và các đồng minh nói rằng hệ thống đó nhằm mục đích bảo vệ châu Âu chống lại một cuộc tấn công bằng phi đạng có thể đựơc thực hiện bởi các nước như Iran. Moscow nói hệ thống phòng thủ phi đạn khi được bố trí có thể vô hiệu hoá lực lượng phi đạn chiến lược của họ, khiến cho Nga dễ bị phương Tây tấn công.

Sau đây vẫn là ý kiến của ông Robert Legvold của trường Ðại học Columbia.

Ông Legvold nói: “Phía Nga có xu hướng thổi phồng mức độ mà theo ý họ đây thực sự nằm trong nỗ lực của Hoa Kỳ và NATO định hạ cấp khả năng phòng chống hạt nhân của Nga. Tôi không cho rằng đó là ý định của Hoa Kỳ và NATO. Vấn đề là rất khó mà trấn an họ về điểm đó.”

Các chuyên gia phân tích cho rằng sẽ là điều thích thú khi chứng kiến trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Obama sẽ dành sức cho bang giao Nga-Mỹ như ông đã làm trong nhiệm kỳ đầu hay không. Các chuyên gia cho rằng ngay lúc này, ông quá bận tâm với vụ khủng hoảng ở Trung Ðông, cũng như vấn đề tài chính trong nước và bang giao với Moscow không phải là một ưu tiên hàng đầu.

VOA Express

XS
SM
MD
LG