Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản cho biết 3 tàu của chính phủ Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng biển gần dãy đảo đang có tranh chấp căng thẳng ở biển Hoa Đông.
Trong một thông cáo đưa ra ngày hôm nay, lực lượng tuần duyên cho biết các tàu Trung Quốc đã phớt lờ cảnh báo từ tàu tuần tra Nhật Bản và đến gần những hòn đảo do Tokyo kiểm soát.
Lực lượng này nói rằng các tàu Nhật đang yêu cầu các tàu của Trung Quốc phải rời khỏi khu vực nhưng chưa nhận được phản hồi.
Bắc Kinh đã thề quyết sẽ tiếp tục tiến hành điều mà nước này nói là nhiệm vụ tuần tra định kỳ gần quần đảo mà họ nói là một phần lãnh thổ Trung Quốc.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã gia tăng sau khi Tokyo đã mua một số bãi đá từ một chủ tư nhân Nhật Bản hồi tháng trước.
Trong khi đó, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản nhanh chóng giải quyết tranh chấp và nói rằng nền kinh tế toàn cầu vốn đang không ổn định cần cả hai cường quốc kinh tế này được "hợp tác chặt chẽ."
Trong bài phát biểu công bố ngày hôm nay, bà Lagarde nói rằng bà không thể xác minh được tin các ngân hàng nhà nước Trung Quốc đã rút khỏi một cuộc họp thường niên của IMF đã được xếp lịch vào tuần tới tại Tokyo.
Tin từ báo Wall Street Journal hôm nay dẫn lời một quan chức ngân hàng Trung Quốc giấu tên nói rằng mối quan hệ Trung-Nhật xấu đi đã khiến các ngân hàng Trung Quốc hủy bỏ không tham dự cuộc họp thượng đỉnh.
Đã có những lo ngại rằng vụ tranh chấp hải đảo, một phần cũng do căng thẳng bấy lâu và tình cảm dân tộc ở cả hai nước làm phức tạp, có thể gây tổn hại đến bang giao thương mại quan trọng giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Một số doanh nghiệp Nhật Bản, bao gồm các công ty sản xuất xe hơi lớn như Toyota và Nissan, đã cắt giảm sản lượng sau những đợt biểu tình chống Nhật thỉnh thoảng trở nên bạo động bùng lên hồi tháng rồi ở khắp Trung Quốc.
Những hòn đảo mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư này được bao quanh bởi các ngư trường phong phú và nguồn năng lượng tiềm tàng.
Bản đồ tương tác vụ tranh chấp Nhật-Trung
Hình dãy đảo có tranh chấp giữa Nhật Bản, Trung Quốc
Trong một thông cáo đưa ra ngày hôm nay, lực lượng tuần duyên cho biết các tàu Trung Quốc đã phớt lờ cảnh báo từ tàu tuần tra Nhật Bản và đến gần những hòn đảo do Tokyo kiểm soát.
Lực lượng này nói rằng các tàu Nhật đang yêu cầu các tàu của Trung Quốc phải rời khỏi khu vực nhưng chưa nhận được phản hồi.
Bắc Kinh đã thề quyết sẽ tiếp tục tiến hành điều mà nước này nói là nhiệm vụ tuần tra định kỳ gần quần đảo mà họ nói là một phần lãnh thổ Trung Quốc.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã gia tăng sau khi Tokyo đã mua một số bãi đá từ một chủ tư nhân Nhật Bản hồi tháng trước.
Trong khi đó, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản nhanh chóng giải quyết tranh chấp và nói rằng nền kinh tế toàn cầu vốn đang không ổn định cần cả hai cường quốc kinh tế này được "hợp tác chặt chẽ."
Trong bài phát biểu công bố ngày hôm nay, bà Lagarde nói rằng bà không thể xác minh được tin các ngân hàng nhà nước Trung Quốc đã rút khỏi một cuộc họp thường niên của IMF đã được xếp lịch vào tuần tới tại Tokyo.
Tin từ báo Wall Street Journal hôm nay dẫn lời một quan chức ngân hàng Trung Quốc giấu tên nói rằng mối quan hệ Trung-Nhật xấu đi đã khiến các ngân hàng Trung Quốc hủy bỏ không tham dự cuộc họp thượng đỉnh.
Đã có những lo ngại rằng vụ tranh chấp hải đảo, một phần cũng do căng thẳng bấy lâu và tình cảm dân tộc ở cả hai nước làm phức tạp, có thể gây tổn hại đến bang giao thương mại quan trọng giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Một số doanh nghiệp Nhật Bản, bao gồm các công ty sản xuất xe hơi lớn như Toyota và Nissan, đã cắt giảm sản lượng sau những đợt biểu tình chống Nhật thỉnh thoảng trở nên bạo động bùng lên hồi tháng rồi ở khắp Trung Quốc.
Những hòn đảo mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư này được bao quanh bởi các ngư trường phong phú và nguồn năng lượng tiềm tàng.
Bản đồ tương tác vụ tranh chấp Nhật-Trung
Loading map...
Hình dãy đảo có tranh chấp giữa Nhật Bản, Trung Quốc