BANGKOK —
Lãnh tụ đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, cho biết cải cách dân chủ Miến Điện chưa tới giai đoạn không thể đảo ngược và vẫn còn phụ thuộc vào quân đội có nhiều thế lực. Các nhà phân tích chính trị cho rằng diễn văn mà bà Suu Kyi đọc tại Nhật Bản cho thấy bà đang tìm cách cân bằng những mối quan hệ với quân đội và những tham vọng chính trị của đảng bà. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viên VOA Daniel Schearf gởi về từ Bangkok.
Trong bài diễn văn hôm thứ tư tại Đại học Tokyo, bà Aung San Suu Kyi thừa nhận Miến Điện đã bắt đầu tiến lên trên con đường dân chủ, nhưng bà cũng cho rằng những thành quả này vẫn còn mong manh.
Bà Suu Kyi nói: "Có nhiều người hỏi tôi phải chăng tiến trình dân chủ Miến Điện không thể đảo ngược. Tôi xin trả lời một cách đơn giản là tiến trình này sẽ không thể đảo ngược một khi quân đội chấp nhận nó."
Các nhà lãnh đạo Miến Điện đã được nhận được sự tán thưởng của các vị nguyên thủ và chính khách nước ngoài vì họ xem những biện pháp cải cách chính trị của nước này là những dấu hiệu của sự mở cửa cho dân chủ.
Nhưng những lời lẽ dè dặt của bà Suu Kyi trong tuần này đã nêu bật mối quan hệ phức tạp mà bà và Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà đang có với quân đội, một định chế tiếp tục là thế lực mạnh mẽ nhất ở nước này.
Các nhà phân tích chính trị nói rằng việc Liên minh Dân chủ Toàn quốc, gọi tắt là NLD, muốn sửa đổi bản hiến pháp năm 2008 do quân đội soạn thảo nhằm làm cho hiến pháp được công bằng hơn có thể dẫn tới những sự nhượng bộ quá đáng. Hiến pháp hiện nay dành riêng một phần tư ghế ở quốc hội cho quân đội và không cho phép bà Suu Kyi ra tranh cử tổng thống.
Ông Aung Thu Nyein là Giám đốc Viện Phát triển Vahu, một tổ chức nghiên cứu ở Miến Điện. Ông nói rằng phe đối lập đang ở trong một tình thế khó khăn vì họ cần có sự ủng hộ của quân đội.
Ông Thu Nyein nói: "Đây là một việc rất tế nhị đối với bà ấy khi bà phải đối phó với quân đội, vì 25% các thành viên quốc hội không do dân bầu ra vẫn còn ngồi trong quốc hội và họ có ảnh hưởng lớn trong việc thực thi cải cách hiến pháp. Ngoài ra, những bộ quan trọng - như bộ nội vụ và bộ biên giới, vẫn còn do quân đội kiểm soát."
Các nhân vật tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ đã chỉ trích bà Suu Kyi và Liên minh Dân chủ Toàn quốc về việc không mạnh mẽ thách thức đảng đương quyền của Tổng thống Thein Sein sau khi chiếm được các ghế đại biểu ở quốc hội.
Giáo sư Pavin Chachavalpongpun của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Kyoto cho biết như sau về việc này.
Ông Pavin cho biết: "Có một điều khá mỉa mai là khi bị giam lỏng bà ấy đã lên tiếng một cách mạnh mẽ. Nhưng bây giờ, khi bà đã được thả và trở thành một người tự do, chúng ta càng ngày càng ít nghe thấy bà lên tiếng về những vấn đề mà chúng ta trông đợi bà lên tiếng, mặc dù việc nêu lên những vấn đề này sẽ làm cho bà có mâu thuẫn với quân đội."
Bà Aung San Suu Kyi đã bị chỉ trích vì không lên tiếng chống lại việc đàn áp những người thuộc các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số trong những vụ bạo động đã làm cho hơn 100.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Bất chấp sự kiện là những vụ tấn công đó hầu hết là do những người Phật giáo thực hiện, bà Suu Kyi đã không chịu lên tiếng bênh vực cho người Hồi giáo hay lên án những nhà sư Phật giáo đã khích động những vụ tấn công.
Vào lúc kết thúc chuyến viếng thăm một tuần ở Nhật Bản, bà Suu Kyi nói với các sinh viên của Đại học Tokyo rằng xây dựng thể chế pháp trị tiếp tục là một thách thức lớn của Miến Điện.
Bà Suu Kyi nói: "Trong hơn 50 năm qua Miến Điện không có pháp trị. Điều mà chúng tôi có là sự cai trị của một chính phủ độc tài và pháp trị đã bị làm suy yếu tới độ không còn tồn tại. Chúng tôi đang tìm cách thiết lập lại thể chế pháp trị."
Các nhà phân tích chính trị cho rằng bà Suu Kyi cũng lo ngại là việc lên tiếng bênh vực cho người Hồi giáo thiểu số có thể làm phật lòng những người ủng hộ bà trong khối người Phật giáo chiếm đa số.
Nhiều người dự kiến người phụ nữ đoạt giải Nobel Hòa bình này sẽ ra tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2015.
Liên minh Dân chủ Toàn quốc do bà Suu Kyi lãnh đạo đã thắng lớn trong cuộc bầu cử năm 1990, nhưng chính quyền quân nhân không chịu chấp nhận kết quả và trong khoảng thời gian 20 năm sau đó họ đã giam giữ bà tổng cộng hơn 15 năm.
Trong bài diễn văn hôm thứ tư tại Đại học Tokyo, bà Aung San Suu Kyi thừa nhận Miến Điện đã bắt đầu tiến lên trên con đường dân chủ, nhưng bà cũng cho rằng những thành quả này vẫn còn mong manh.
Bà Suu Kyi nói: "Có nhiều người hỏi tôi phải chăng tiến trình dân chủ Miến Điện không thể đảo ngược. Tôi xin trả lời một cách đơn giản là tiến trình này sẽ không thể đảo ngược một khi quân đội chấp nhận nó."
Các nhà lãnh đạo Miến Điện đã được nhận được sự tán thưởng của các vị nguyên thủ và chính khách nước ngoài vì họ xem những biện pháp cải cách chính trị của nước này là những dấu hiệu của sự mở cửa cho dân chủ.
Nhưng những lời lẽ dè dặt của bà Suu Kyi trong tuần này đã nêu bật mối quan hệ phức tạp mà bà và Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà đang có với quân đội, một định chế tiếp tục là thế lực mạnh mẽ nhất ở nước này.
Các nhà phân tích chính trị nói rằng việc Liên minh Dân chủ Toàn quốc, gọi tắt là NLD, muốn sửa đổi bản hiến pháp năm 2008 do quân đội soạn thảo nhằm làm cho hiến pháp được công bằng hơn có thể dẫn tới những sự nhượng bộ quá đáng. Hiến pháp hiện nay dành riêng một phần tư ghế ở quốc hội cho quân đội và không cho phép bà Suu Kyi ra tranh cử tổng thống.
Ông Aung Thu Nyein là Giám đốc Viện Phát triển Vahu, một tổ chức nghiên cứu ở Miến Điện. Ông nói rằng phe đối lập đang ở trong một tình thế khó khăn vì họ cần có sự ủng hộ của quân đội.
Ông Thu Nyein nói: "Đây là một việc rất tế nhị đối với bà ấy khi bà phải đối phó với quân đội, vì 25% các thành viên quốc hội không do dân bầu ra vẫn còn ngồi trong quốc hội và họ có ảnh hưởng lớn trong việc thực thi cải cách hiến pháp. Ngoài ra, những bộ quan trọng - như bộ nội vụ và bộ biên giới, vẫn còn do quân đội kiểm soát."
Các nhân vật tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ đã chỉ trích bà Suu Kyi và Liên minh Dân chủ Toàn quốc về việc không mạnh mẽ thách thức đảng đương quyền của Tổng thống Thein Sein sau khi chiếm được các ghế đại biểu ở quốc hội.
Giáo sư Pavin Chachavalpongpun của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Kyoto cho biết như sau về việc này.
Ông Pavin cho biết: "Có một điều khá mỉa mai là khi bị giam lỏng bà ấy đã lên tiếng một cách mạnh mẽ. Nhưng bây giờ, khi bà đã được thả và trở thành một người tự do, chúng ta càng ngày càng ít nghe thấy bà lên tiếng về những vấn đề mà chúng ta trông đợi bà lên tiếng, mặc dù việc nêu lên những vấn đề này sẽ làm cho bà có mâu thuẫn với quân đội."
Bà Aung San Suu Kyi đã bị chỉ trích vì không lên tiếng chống lại việc đàn áp những người thuộc các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số trong những vụ bạo động đã làm cho hơn 100.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Bất chấp sự kiện là những vụ tấn công đó hầu hết là do những người Phật giáo thực hiện, bà Suu Kyi đã không chịu lên tiếng bênh vực cho người Hồi giáo hay lên án những nhà sư Phật giáo đã khích động những vụ tấn công.
Vào lúc kết thúc chuyến viếng thăm một tuần ở Nhật Bản, bà Suu Kyi nói với các sinh viên của Đại học Tokyo rằng xây dựng thể chế pháp trị tiếp tục là một thách thức lớn của Miến Điện.
Bà Suu Kyi nói: "Trong hơn 50 năm qua Miến Điện không có pháp trị. Điều mà chúng tôi có là sự cai trị của một chính phủ độc tài và pháp trị đã bị làm suy yếu tới độ không còn tồn tại. Chúng tôi đang tìm cách thiết lập lại thể chế pháp trị."
Các nhà phân tích chính trị cho rằng bà Suu Kyi cũng lo ngại là việc lên tiếng bênh vực cho người Hồi giáo thiểu số có thể làm phật lòng những người ủng hộ bà trong khối người Phật giáo chiếm đa số.
Nhiều người dự kiến người phụ nữ đoạt giải Nobel Hòa bình này sẽ ra tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2015.
Liên minh Dân chủ Toàn quốc do bà Suu Kyi lãnh đạo đã thắng lớn trong cuộc bầu cử năm 1990, nhưng chính quyền quân nhân không chịu chấp nhận kết quả và trong khoảng thời gian 20 năm sau đó họ đã giam giữ bà tổng cộng hơn 15 năm.