Lãnh tụ đối lập Miến Ðiện Aung San Suu Kyi tuyên bố bà có đủ can đảm để ra tranh cử tổng thống, nếu đó là ước nguyện của dân chúng.
Khôi nguyên giải Nobel hòa bình lên tiếng hôm nay trong một cuộc họp báo tại trụ sở của Liên minh Toàn quốc Ðấu tranh cho Dân chủ.
Hiến pháp Miến Ðiện hiện cấm không cho bà nắm chức vụ cao nhất nước nhưng bà Aung San Suu Kyi nói với các phóng viên rằng đó có thể không phải là một trở ngại nữa.
Bà Suu Kyi cho biết bà là lãnh đạo một chính đảng và trong tư cách đó, bà có can đảm để lên làm tổng thống. Nếu đó là điều mà dân chúng muốn, bà sẽ làm.
Về vấn đề này, hiến pháp có thể được tu chính ở Quốc hội, Tu chính hiến phàp đã từng là một trong các chính sách của phe đối lập kể từ khi ra tranh cử trong các cuộc bầu cử bổ túc. Ðảng của bà sẽ tiếp tục tìm cách tu chính hiến pháp, không phải chỉ để bà lên làm tổng thống mà còn để điều chỉnh nhiều thứ khác nữa.
Bà Aung San Suu Kyi vừa trở về sau chuyến công du Hoa Kỳ hơn 2 tuần lễ.
Bà đưa ra các nhận định vào lúc Tổng thống Miến Ðiện đang ở nước ngoài – ông đang đi công du Nam Triều Tiên.
Seoul là chặng dừng chót trong chuyến đi của ông Thein Sein với cố gắng phục hồi hình ảnh và nền kinh tế của nước ông.
Hôm nay, ông Thein Sein đã đi thăm một trung tâm huấn luyện công nhân ở Seoul:
Ông Thein Sein cảm ơn Nam Triều Tiên đã giúp Myanmar huấn luyện người của họ. Ông hy vọng Nam Triều Tiên sẽ tiếp tục giúp và chăm sóc nước ông.
Chuyến thăm trong 3 ngày này sẽ gồm một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak và các cuộc họp với các nhà lãnh đạo kinh doanh Nam Triều Tiên.
Hoa Kỳ và các nước khác đã bãi bỏ các biện pháp chế tài thương mại đối với Miến Ðiện để đáp lại những cải cách của chính phủ do quân đội hậu thuẫn, khieến cho quốc gia giầu tài nguyên này ở đông nam châu Á trở thành một ứng viên chính cho đầu tư và phát triển.
Nhưng thương mại không phải là đề tài duy nhất trong chương trình làm việc.
Một giới chức của Văn phòng Tổng thống Nam Triều Tiên yêu cầu không nêu danh tính nói với đài VOA rằng ông Lee cũng sẽ nêu ra vấn đề quan hệ quân sự của Miến Ðiện với Bắc Triều Tiên.
Miến Ðiện lâu nay vẫn bị chỉ trích vì bị nghi là có quan hệ quân sự với Bắc Triều Tiên. Trước đây trong năm, Tổng thống Thein Sein tuyên bố Miến Ðiện sẽ tuân thủ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm cung cấp vũ khí, tiền bạc, huấn luyện hay mọi hình thức trợ giúp khác cho các chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
Ông Thein Sein thực hiện chuyến đi khoảng 5 tháng sau khi ông Lee trở thành vị tổng thống đầu tiên của Nam Triều Tiên đi thăm Miến Ðiện từ gần 30 năm.
Trước ông Lee, vị tổng thống cuối cùng của Nam Triều Tiên đến thăm Miến Ðiện là ông Chun Doo-hwan, người đã thoát chết sau một vụ mưu sát năm 1983 ở Rangoon bởi các biệt động quân Bắc Triều Tiên.
Khôi nguyên giải Nobel hòa bình lên tiếng hôm nay trong một cuộc họp báo tại trụ sở của Liên minh Toàn quốc Ðấu tranh cho Dân chủ.
Hiến pháp Miến Ðiện hiện cấm không cho bà nắm chức vụ cao nhất nước nhưng bà Aung San Suu Kyi nói với các phóng viên rằng đó có thể không phải là một trở ngại nữa.
Bà Suu Kyi cho biết bà là lãnh đạo một chính đảng và trong tư cách đó, bà có can đảm để lên làm tổng thống. Nếu đó là điều mà dân chúng muốn, bà sẽ làm.
Về vấn đề này, hiến pháp có thể được tu chính ở Quốc hội, Tu chính hiến phàp đã từng là một trong các chính sách của phe đối lập kể từ khi ra tranh cử trong các cuộc bầu cử bổ túc. Ðảng của bà sẽ tiếp tục tìm cách tu chính hiến pháp, không phải chỉ để bà lên làm tổng thống mà còn để điều chỉnh nhiều thứ khác nữa.
Bà Aung San Suu Kyi vừa trở về sau chuyến công du Hoa Kỳ hơn 2 tuần lễ.
Bà đưa ra các nhận định vào lúc Tổng thống Miến Ðiện đang ở nước ngoài – ông đang đi công du Nam Triều Tiên.
Seoul là chặng dừng chót trong chuyến đi của ông Thein Sein với cố gắng phục hồi hình ảnh và nền kinh tế của nước ông.
Hôm nay, ông Thein Sein đã đi thăm một trung tâm huấn luyện công nhân ở Seoul:
Ông Thein Sein cảm ơn Nam Triều Tiên đã giúp Myanmar huấn luyện người của họ. Ông hy vọng Nam Triều Tiên sẽ tiếp tục giúp và chăm sóc nước ông.
Chuyến thăm trong 3 ngày này sẽ gồm một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak và các cuộc họp với các nhà lãnh đạo kinh doanh Nam Triều Tiên.
Hoa Kỳ và các nước khác đã bãi bỏ các biện pháp chế tài thương mại đối với Miến Ðiện để đáp lại những cải cách của chính phủ do quân đội hậu thuẫn, khieến cho quốc gia giầu tài nguyên này ở đông nam châu Á trở thành một ứng viên chính cho đầu tư và phát triển.
Nhưng thương mại không phải là đề tài duy nhất trong chương trình làm việc.
Một giới chức của Văn phòng Tổng thống Nam Triều Tiên yêu cầu không nêu danh tính nói với đài VOA rằng ông Lee cũng sẽ nêu ra vấn đề quan hệ quân sự của Miến Ðiện với Bắc Triều Tiên.
Miến Ðiện lâu nay vẫn bị chỉ trích vì bị nghi là có quan hệ quân sự với Bắc Triều Tiên. Trước đây trong năm, Tổng thống Thein Sein tuyên bố Miến Ðiện sẽ tuân thủ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm cung cấp vũ khí, tiền bạc, huấn luyện hay mọi hình thức trợ giúp khác cho các chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
Ông Thein Sein thực hiện chuyến đi khoảng 5 tháng sau khi ông Lee trở thành vị tổng thống đầu tiên của Nam Triều Tiên đi thăm Miến Ðiện từ gần 30 năm.
Trước ông Lee, vị tổng thống cuối cùng của Nam Triều Tiên đến thăm Miến Ðiện là ông Chun Doo-hwan, người đã thoát chết sau một vụ mưu sát năm 1983 ở Rangoon bởi các biệt động quân Bắc Triều Tiên.