Đường dẫn truy cập

Bà Suu Kyi nắm vai trò then chốt trong cuộc hòa đàm Myanmar 


Khôi nguyên Giải Nobel Hoà Bình phát biểu hôm 12/1 trong ngày khai mạc cuộc thương thuyết tại thủ đô Naypyitaw.
Khôi nguyên Giải Nobel Hoà Bình phát biểu hôm 12/1 trong ngày khai mạc cuộc thương thuyết tại thủ đô Naypyitaw.

Bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ phong trào dân chủ Myanmar, kêu gọi bao gồm tất cả các phe phái trong vòng đàm phán mới nhất giữa các nhóm sắc tộc vũ trang và chính phủ “chuẩn” dân chủ sắp rời khỏi quyền hành của Myanmar.

Bà Suu Kyi nói: “Tại thời điểm này, dựa trên sự uỷ thác của cử tri, thì điều đúng đắn là nên làm những gì mà nhân dân muốn chúng ta làm, chúng tôi sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm xây dựng một nền hoà bình vĩnh cữu trong nước. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người sẽ giúp chúng tôi.”

Khôi nguyên Giải Nobel Hoà Bình phát biểu như vậy hôm 12/1 trong ngày khai mạc cuộc thương thuyết tại thủ đô Naypyitaw. Bài diễn văn đánh dấu lần đầu tiên bà Aung San Suu Kyi tham gia tiến trình hoà bình đang tiếp diễn, và có thể tạo điều kiện cho một thoả thuận chung cuộc khi đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà lên nắm quyền vào tháng Ba sắp tới, 4 tháng sau khi chính đảng này đoạt thắng lợi áp đảo trong các cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong một phần tư thế kỷ.

Tổng Thống Thein Sein và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội đầy thế lực của Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing, cũng có mặt trong ngày đầu đàm phán. Chính quyền của ông Thein Sein đã thương lượng với các lực lượng nổi dậy từ khi lên nắm quyền vào năm 2011, thay thế chế độ quân phiệt đã cầm quyền lâu năm tại nước này. Cao điểm của các nỗ lực đó là một thoả thuận ngưng bắn với một số nhóm nổi dậy đã từng chiến đấu trong nhiều năm để đòi thêm quyền tự trị.

Nhưng nhiều nhóm nổi dậy hoặc là từ chối tham gia các cuộc đàm phán trước đây, hoặc từ chối ký thoả thuận, và giao tranh vẫn tiếp diễn giữa thành phần nổi dậy và chính quyền Myanmar.

Theo Hiến Pháp, Bà Aung San Suu Kyi không được nắm chức tổng thống bởi vì người chồng quá cố của bà và hai người con trai của ông bà là người Anh. Nhưng nhà lãnh đạo 70 tuổi tuyên bố sẽ cai trị qua trung gian một tổng thống sẽ được bầu lên, một khi tân quốc hội do Liên minh Dân chủ Toàn quốc nắm đa số lên cầm quyền.

Bà Suu Kyi sẽ phải thiết lập mối quan hệ hợp tác với quân đội, là phe mà theo qui định của Hiến Pháp năm 2008, tự động nắm 25% các ghế quốc hội và duy trì quyền kiểm soát đối với nhiều chức vị chủ yếu trong chính phủ, kể cả quốc phòng, nội vụ và an ninh biên giới.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG