Đường dẫn truy cập

Australia im lặng trước việc bắt giữ thuyền nhân tị nạn


Tàu Hải quân Úc (trái) gần một chiếc tàu chở 50 người tị nạn gần đảo Christmas, khoảng 1615 dặm phía tây bắc của Perth.
Tàu Hải quân Úc (trái) gần một chiếc tàu chở 50 người tị nạn gần đảo Christmas, khoảng 1615 dặm phía tây bắc của Perth.

Australia từ chối thảo luận về số phận của mấy chục người Tamil đi tìm nơi tỵ nạn mà tin cho hay đã bị bắt ở hải phận phía bắc nước này. Tin tức cho biết 2 chiếc tàu đi tìm nơi tỵ nạn đã bị giới hữu trách Úc chặn bắt ở Ấn Ðộ Dương, và một số hành khách trên tàu được chuyển giao cho Hải quân Sri Lanka trên biển. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer gửi về bài tường thuật sau đây.

Tin cho hay 2 chiếc tàu chở người đi tìm nơi tỵ nạn từ Sri Lanka đã bị hải quân Australia chặn bắt cách đây 1 tuần lễ. Một trong 2 tàu này được cho là đã rời miền nam Ấn Ðộ hồi tháng trước, chở 150 người Tamil, nhưng chưa có sự tiếp xúc nào với các nhóm người tỵ nạn từ hồi cuối tuần.

Những người vận động nhấn mạnh rằng một số người đi tìm nơi tỵ nạn sẽ được chuyển qua một chiếc tàu của hải quân Sri Lanka và sẽ bị hồi hương. Cơ quan Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ sự “quan ngại sâu xa” trước các kế hoạch cưỡng bức hồi hương nhóm người này trở về một quóc gia đang bị điều tra vì những tội ác chiến tranh đã phạm trong cuộc nội chiến kết thúc năm 2009.

Trả lời câu hỏi tại một cuộc họp báo hôm qua, Bộ trưởng Di trú Úc Scott Morrison từ chối không công bố chi tiết nào về chiến dịch. Hôm nay, ông đã bãi bỏ một chuyến thăm trung tâm giam giữ ở thành phố Melbourne miền nam sau khi người biểu tình dự định đối đầu với ông.

Thông tin về những người đi tìm nơi tỵ nạn bằng đường biển đã bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ, và đã chỉ thị cho quân đội buộc các tàu tỵ nạn phải quay về khi tìm cách đến hải phận phía bắc Australia.

Bà Lucy Honan, thuộc tổ chức Tập thể Hành động Tỵ nạn, lên án chính phủ Australia là giấu giếm sự thật về các tàu xin tỵ nạn.

“Khi ta thấy chính phủ Sri Lanka thừa nhận là co một sự bàn giao đang diễn tiến ngoài biển giữa họ và chính phủ Australia thì điều này khá đáng giận. Ý tôi muốn nói là ngay cả Liên Hiệp Quốc nay cũng nói là đó là một điều rất đáng quan ngại. Chúng tôi lo ngại về sự kiện đó bởi vì những người đi tìm nơi tỵ nạn ấy có quyền được xin tỵ nạn ở Australia để trốn cái chính phủ mà chính phủ chúng ta lại trả họ lại.”

Chính phủ bảo thủ Australia hứa có các biện pháp gắt gao để ngăn chặn làn sóng người bất hợp pháp liên tục đổ vào Australia bằng đường biển.
Chính phủ bảo thủ Australia hứa có các biện pháp gắt gao để ngăn chặn làn sóng người bất hợp pháp liên tục đổ vào Australia bằng đường biển.

Tiếp theo cuộc bầu cử liên bang hồi tháng 9 năm ngoái, chính phủ bảo thủ đã hứa có các biện pháp gắt gao để ngăn chặn làn sóng người bất hợp pháp liên tục đổ vào Australia bằng đường biển.

Chính phủ dùng quân đội để tuần hành các đường biên giới trên biển, và mở lại các trại tỵ nạn ngoài khơi trong vùng Nam Thái Bình Dương.

Các vị bộ trưởng nói mục tiêu của họ có hai mặt; bảo vệ biên giới của Australia và ngăn cản người tìm nơi tỵ nạn thực hiện việc vượt biển nguy hiểm từ những điểm trung chuyển như Indonesia, hay từ Sri Lanka, Ấn Ðộ và Malaysia.

Tuy nhiên, giới chỉ trích đã nhấn mạnh rằng các chính sách nhắm mục tiêu một cách bất công vào những người dễ bị tổn thương chạy trốn sự ngược đãi.

Australia cấp thị thực tỵ nạn cho khoảng 13.000 người mỗi năm theo các thỏa thuận quốc tế khác nhau.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG