Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Tội phạm Úc cho biết có một sự trái ngược lớn giữa những trường hợp buôn lậu người được đưa ra trước hệ thống công lý của Australia và số người can tội chống lại di dân.
Trong bản báo cáo, Viện Tội phạm Úc nói rằng nạn buôn người và bóc lột công nhân người nước ngoài tại Australia đã không đượïc báo cáo đầy đủ. Các nạn nhân đến từ nhiều nước, trong đó có những người đến từ Trung Quốc, Thái Lan và Nam Triều Tiên trong khi nhiều người khác đếân từ Ấn Độ và Đông Âu.
Cuộc nghiên cứu nói rằng có những rào cản đáng kể để báo cáo về nạn buôn lậu lao động. Nhiều công nhân di trú sợ không dám tới gặp nhà giới hữu trách và họ cũng bị chủ nhân đe dọa.
Bà Fiona David, một chuyên gia về vấn đề buôn lậu người tại Viện Tội phạm Úc cho biết khó có thể nói được rằng khi nào thì bị coi là phạm tội.
Bà Fiona nói: "Một trong những vấn đề liên quan đến nạn buôn người lao động là lãnh vực này rất mơ hồ, ranh giới phân biệt giữa một công việc vất vả và tội bóc lột sức lao động rất khó phân biệt. Người ta có nhiều cách để áp dụng những hình thức mơ hồ này nếu muốn tìm cách bóc lột con người bằng một cung cách khó có thể chứng minh. Vì thế đây quả thực là một thế giới mờ ảo."
Kết quả, Tại Australia ít khi có các trường hợp truy tố về buôn lậu người và theo báo cáo thì không rõ là vấn đề này rộng lớn đến mức độ nào. Nhiều di dân bị ngược đãi đã đến Úc một cách hợp pháp và chỉ bị ngược đãi khi họ bắt đầu đi làm việc. Một số người đến Úc bất hợp pháp hay dưới hình thức giả mạo.
Các nhà tranh đấu cho giới lao động cho biết có cả một đạo quân công nhân người nước ngoài đang được che dấu, bị giam giữ ngoài ý muốn của họ sau khi bị ép buộc hay lừa gạt đếùn Australia.
Cuộc nghiên cứu của Viện Tội phạm Úc tập trung vào ngành công nghiệp dựa trên sức lao động tay chân, như những người giúp việc nhà, được coi là giới dễ bị bóc lột và sách nhiễu tình dục.
Liên Hiệp Quốc ước tính là tệ nạn buôn người đã trở thành một ngành công nghiệp toàn cầu mang lại lợi nhuận 30 tỉ đôla mỗi năm.
Cuộc nghiên cứu mới cho thấy nạn đưa lậu công nhân đến Australia tệ hại hơn là người ta nghĩ trước đây. Một cuộc nghiên cứu do Viện Tội phạm Úc thực hiện đi sâu vào thế giới mờ ám này, nơi nhiều di dân nướùc ngoài đến từ châu Á và Đông Âu phải đối mặt với tình trạng ngược đãi và bị quấy nhiễu tình dục. Từ Sydney, Thông tín viên Phil Mercer đài VOA gửi về bài tường trình chi tiết sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1