Đường dẫn truy cập

Các đại học Úc cắt bớt nhân viên vì số sinh viên nước ngoài giảm mạnh


Các đại học Úc cắt bớt nhân viên vì số sinh viên nước ngoài giảm mạnh
Các đại học Úc cắt bớt nhân viên vì số sinh viên nước ngoài giảm mạnh

Ba trong số các trường đại học lớn nhất của Australia đang cắt giảm hàng trăm nhân viên vì số sinh viên nước ngoài sụt mạnh. Công nghiệp giáo dục nhiều tỷ đôla từng là một trong các khu vực thu nhập về xuất khẩu có lời nhất của nước này, nhưng các số liệu chính thức mới nhất cho thấy sự bùng phát sinh viên nước ngoài có thể đã hết vì các hạn chế về tài chính và những thay đổi về luật di trú.

Công nghiệp giáo dục ở Australia vẫn khoa trương rằng nước này là một “quốc gia sinh động và hiếu khách”, trong đó sinh viên nước ngoài có thể “sinh sống, học hỏi và phát triển.” Năm ngoái, có 240.000 sinh viên đăng ký vào các lớp bậc đại học khác nhau, so với 180.000 sinh viên vào năm 2008. Một số lớn là từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Ông Glenn Withers, người đứng đầu tổ chức Universities Australia, một nhóm vận động, nói rằng công nghiệp giáo dục đang gặp khó khăn:

“Về ngành cao học thì không có mấy thay đổi. Về giáo dục tổng quát thì suy sụp đáng kể, chỉ trong năm ngoái, tỷ lệ sụt giảm gần 10%. Phần lớn là ở các trường tư, chứ không phải các đại học quốc gia.”

Nhiều trường đại học Úc dựa vào tiền học và các lệ phí của giới trẻ nước ngoài, nhưng sự sụt giảm trong thị trường đáng giá đó đang buộc trường Đại Học Sydney phải cắt bớt hàng trăm công ăn việc làm, và các cơ sở giáo dục khác cũng đang giảm nhân viên.

Tại trường Đại học Macquarie ở Sydney, khoảng 50 nhân viên đang được khuyến khích nghỉ việc phần lớn vì sự sụt giảm trong số học sinh nước ngoài.

Nhiều người quy lỗi cho đồng đôla Úc tăng giá, khiến các trường học đắt tiền hơn, và tình trạng cạnh tranh toàn cầu với các nước như Hoa Kỳ và Anh là gây ra sự sụt giảm trong số sinh viên nước ngoài đăng ký học.

Ông Withers nói các luật lệ di trú gắt gao hơn của Australia cũng là một nguyên do:

“Chúng ta có một số vấn đề về di trú thị thực cấp cho sinh viên trong đó chính phủ đề ra các điều kiện mới gây khó khăn nhiều cho sinh viên, khiến họ cảm thấy không được thoải mái, và những người muốn ở lại mà không được.”

Ông Withers cho biết chính phủ đang đáp lại những mối quan tâm này và các luật lệ di trú nay mai sẽ bớt khó khăn hơn đối với giới trẻ nước ngoài.

Bắt đầu từ năm tới, các điều kiện về thị thực sẽ bớt gắt gao hơn đối với sinh viên. Những người đến từ các nước gọi là có rủi ro cao như Ấn Độ và Trung Quốc, là những nước mà có nhiều phần chắc hơn sinh viên sẽ ở quá hạn thị thực, sẽ không cần phải đóng một khoản tiền mặt để đặt cọc trước khi được phép vào Australia.

Việc cải cách cũng cho phép sinh viên đại học quốc tế được tạm thời làm việc ở Australia sau khi học song. Tuy nhiên, những khoản thay đổi này sẽ không áp dụng đối với các cơ sở giáo dục tư nhân.

Cũng có nỗ lực chung của một số trường đại học nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho sinh viên Trung Quốc theo học ở Australia. Trường Đại học Sydney đang cứu xét việc nới lỏng các điều kiện nhập cảnh để thu hút thêm sinh viên từ Trung Quốc.

Ấn Độ là một nguồn đáng giá khác cung cấp sinh viên, mặc dầu Australia bị mang tiếng ở đó vì một loạt những vụ tấn công nhắm vào thanh niên nước ngoài trong mấy năm vừa qua ở Sydney và Melbourne.

Các tổ chức sinh viên nói tuy đã xảy ra khoảng 2 năm trước rồi, các vụ bạo động vẫn tiếp tục làm hoen ố hình ảnh của Australia đối với Ấn Độ, không còn coi Australia như một quốc gia an ninh và tốt đẹp nữa.

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG