Đường dẫn truy cập

Assange tiến gần nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ


Ông Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks, khi rời toà án ở London, Anh, vào ngày 13/6/2020.
Ông Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks, khi rời toà án ở London, Anh, vào ngày 13/6/2020.

Người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, hôm 10/12 tiến gần thêm một bước đến việc đối mặt với cáo buộc hình sự ở Hoa Kỳ vì vi phạm luật gián điệp và âm mưu hack máy tính của chính phủ sau khi Washington thắng kiện về việc dẫn độ ông tại một tòa án Anh.

Các nhà chức trách Hoa Kỳ cáo buộc Assange, 50 tuổi, người Úc, 18 tội danh liên quan đến việc WikiLeaks tiết lộ một lượng lớn hồ sơ quân sự bí mật của Hoa Kỳ và các bức điện ngoại giao bị cho là gây nguy hiểm tính mạng nhiều người.

Trong khi đó, những người ủng hộ coi ông Assange là một anh hùng và đã trở thành nạn nhân của Hoa Kỳ vì vạch trần hành động sai trái của Mỹ ở Afghanistan và Iraq.

Hoa Kỳ đã giành phần thắng khi chống lại phán quyết của Thẩm phán quận London cho rằng ông Assange không nên bị dẫn độ vì rất có thể ông sẽ tự sát trong nhà tù ở Hoa Kỳ.

“Tòa án cho phép kháng cáo”, thẩm phán Timothy Holroyde nói.

Thẩm phán nói ông hài lòng với gói đảm bảo của Hoa Kỳ về các điều kiện giam giữ ông Assange, bao gồm cam kết không giam giữ ông trong nhà tù an ninh tối đa “ADX” ở Colorado và ông sẽ được chuyển đến Úc để thi hành án nếu bị kết án.

Tuy nhiên vẫn còn những rào cản khác trước khi ông Assange có thể bị dẫn độ sang Hoa Kỳ, đó là cuộc tranh cãi pháp lý nhiều khả năng sẽ được chuyển đến Tòa án Tối cao, là tòa án phúc thẩm cuối cùng.

Vị hôn thê của ông Assange, Stella Moris, cho biết nhóm pháp lý của ông sẽ kháng cáo quyết định này.

Thẩm phán Holroyde cho biết vụ việc hiện phải được đệ trình lên Tòa sơ thẩm Westminster với việc các thẩm phán được chỉ định gửi cho chính phủ Anh để quyết định có nên dẫn độ ông Assange hay không.

Ông Assange, người phủ nhận mọi hành vi sai trái, đã không có mặt tại tòa án. Ông vẫn ở trong nhà tù Belmarsh an ninh cao của London, nơi ông đã ở hơn hai năm rưỡi.

WikiLeaks nổi tiếng khi công bố một video quân sự của Mỹ vào năm 2010 cho thấy một cuộc tấn công năm 2007 bằng trực thăng Apache ở Baghdad khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có hai nhân viên hãng tin Reuters. Sau đó, trang này đã phát hành hàng ngàn tập tin mật và điện tín ngoại giao.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG