Khoảng 200 người từ khắp châu Á biểu tình hôm nay bên ngoài một khu thương xá trước văn phòng Ngân hàng Thế giới ở Bangkok.
Người biểu tình nói các nguyên tắc của cơ quan cho vay quốc tế này về đầu tư có trách nhiệm, còn gọi tắt là RAI, không đạt được mục tiêu đã định là bảo vệ quyền của các nông dân nhỏ.
Các nhà lãnh đạo biểu tình nói với Câu lạc Bộ ký giả Nước ngoài ở Thái Lan rằng các nguyên tắc đó gián tiếp hỗ trợ việc chiếm dụng đất bởi vì các nguyên tắc ấy rất yếu và không đặt vấn đề quyền sở hữu chủ.
Ông Jeff Wong là phối hợp viên chống đuổi đất cho LOCOA, một tổ chức lãnh đạo cộng đồng phụ nữ ủng hộ những người ở các khu ổ chuột tại Aán Độ, Indonesia và Philippin. Ông nói rằng các nguyên tắc khuyến khích việc thu gom và phát triển đất nông thôn, buộc nhiều nông gia nhỏ phải đi tìm việc ở các thành phố, nơi quá nhiều người rơi vào cảnh nghèo khó.
Theo ông Wong, thực ra, các nguyên tắc đầu tư nông nghiệp có trách nhiệm rút cục lại bật đèn xanh cho các nhà đầu tư muốn mua đất ở các vùng nông thôn, gây ra cảnh thất tán lớn, thường là dưới hình thức chiếm dụng đất và gây ra cảnh bạo động, tham nhũng, va chạm với chính quyền địa phương... ”
Ngân hàng Thế giới đã hợp tác với các cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc để khai triển 7 nguyên tắc đầu tư, trong đó có việc tôn trọng quyền sở hữu đất và tài nguyên.
Ngân hàng cũng nói rằng các cuộc đầu tư phải bảo đảm an toàn lương thực, minh bạch, quản trị tốt, tham vấn và tham gia, và bền vững.
Tuy nhiên, các nguyên tắc được thực thi trong tinh thần tự nguyện và giới tranh đấu nói sự kiện đó tạo điều kiện để các nông dân nhỏ dễ bị bắt nạt.
Bà Rebecca Leonard thuộc nhóm tranh đấu có tên là Focus on the Global South. Bà nói không có đủ sự hỗ trợ dành hco các nông gia muốn giữa lại đất của mình.
Bà Leonard nói: “Ngân hàng Thế giới không xét đến quyền lợi và các cuộc tranh đấu dài hạn của nông dân và các phong trào nông gia trên khắp thế giới đòi cải cách nông nghiệp. Ngân hàng không xét đến nhu cầu đã được bầy tỏ là tái phân phối đất đai và tái tổ chức cách thức đất đai được xử lý ở các nước.”
Người biểu tình hôm nay đã đệ trình thỉnh nguyện thư lên các đại diện của Ngân hàng Thế giới.
Ông Salman Zaheer, giám đốc chương trình hòa nhập khu vực tại Nam Á của Ngân hàng, nói rằng chính sách của Ngân hàng Thế giới nhắm bảo vệ các chủ đật nhỏ và giải quyết các cuộc thương lượng bất bình đẳng giữa nông gia và công nghiệp rộng lớn hơn.
Ông Zaheer nói: “Như thế, điều đáng chú ý là thực sự họ đang khiếu nại chính sự kiện ấy. Do đó, điều quan trọng đối với chúng ta là lắng nghe các mối quan tâm của họ. Bở ivì, rõ ràng, ý đồ của chính sách là đích thực giải quyết các mối quan tâm của họ. Như vậy, nếu các mối quan ngại vẫn còn, hay còn trở nên trầm trọng hơn nữa, thì chúng ta chắc chắn cần phải lắng nghe và tìm hiểu xem các mối quan ngại đó cụ thể là gì.”
Ông Zaheer cho biết Ngân hàng đã đồng ý mở một cuộc họp chính thức với các nhà lãnh đạo tranh đấu trong tháng này để thảo luận các khiếu nại của họ và kết hợp với các nguyên tắc của Ngân hàng Thế giới.
Giới tranh đấu đòi quyền sở hữu đất phản đối Ngân hàng Thế giới
Giới tranh đấu đòi quyền sở hữu đất đai tại châu Á đang biểu tình chống Ngân hàng Thế giới vì cho rằng các nguyên tắc đầu tư nông nghiệp của cơ quan này nhắm bảo vệ quyền lợi của nông dân nghèo lại khuyến khích các nhà đầu tư chiếm dụng đất. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Daniel Schearf ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1