BANGKOK —
Các đại biểu của Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á tức ASEAN đã chỉ trích một cuộc điều tra của Lào về vụ mất tích mới đây của một nhà hoạt động nổi tiếng. Một phái đoàn đại diện ASEAN hôm nay đã bày tỏ quan ngại trong một chuyến đi tìm hiểu sự thực ở Lào.
Ông Sombath Somphone, sáng lập viên của một tổ chức phi chính phủ vận động cho phát triển bền vững ở Lào, đã bị mất tích ở thành phố Vientiane trong khi lái xe về nhà hồi tháng 12. Các hình ảnh ghi được qua máy thu hình nội bộ mà gia đình ông Sombath có được và đã phổ biến trên mạng cho thấy ông bị 2 người không rõ là ai giải đi từ một đồn cảnh sát. Từ đó người ta không thấy ông.
Các giới chức ở Lào nói họ đã điều tra về vụ ông Sombath mất tích, nhưng chưa tìm ra được mấy manh mối. Trong một bức thư được nhiều cơ quan truyền thông khác nhau đăng tải hồi đầu tháng này, đại sứ Lào tại Liên Hiệp Quốc ở Geneve, ông Yong Chanthalangsy, gợi ý rằng vụ mất tích này có thể là kết quả của một sự xung đột các nhân hay doanh nghiệp.
Công việc của ông Sombath cho Trung tâm Huấn luyện Phát triển Tham gia nhắm mục tiêu vào khối dân nghèo và bị kỳ thị ở vùng nông thôn Lào.
Các nhà hoạt động nhân quyền đã bầy tỏ sự quan ngại rằng chính phủ Lào chưa làm đủ để khám phá ra bí ẩn trong vụ này. Một số thành viên của khối kinh tế Ðông nam châu Á ASEAN đồng ý như vậy.
Phát biểu hôm nay tại một cuộc họp báo ở Bangkok sau một sứ mạng đi tìm hiểu sự thực ở Lào, nhà lập pháp Philippines và thành viên của phái đoàn ASEAN Walden Bello nói chính phủ đã không cung cấp được lời giải đáp cho những câu hỏi cơ bản của cuộc điều tra và tìm cách phủ nhận sự can dự của cảnh sát.
Ông Bello nói: “Chúng tôi được báo rằng sau một tháng điều tra, điều duy nhất được xác lập là cảnh sát không can dự gì đến vụ mất tích này. Chúng tôi nói với họ rằng điều này không thể tin được và nếu chúng tôi chấp nhận giá trị bề ngoài như là tiến bộ trong vụ việc, thì chính chúng tôi cũng mất đi sự khả tín.”
Ông Charles Santiago, một đại biểu ASEAN của Malaysia, nói xét về bằng chứng có được, một cuộc điều tra chỉ cần vài ngày là cùng. Ông nêu ra những điểm bất nhất trong nhiều lời giải thích của các giới chức chính phủ và sự kiện là chỉ có các cảnh sát viên cấp thấp được giao cho phụ trách việc này.
Ông Santiago nói: “Sự kiện cảnh sát và chính quyền dân sự tuyệt đối không quan tâm, không có ý chí chính trị, để đi tới tận gốc rễ vấn đề, ngoài việc nói trong mọi cuộc họp của chúng tôi là chúng tôi muồn đi tới tận gốc vấn đề, bởi vì uy tín của Lào bị ảnh hưởng. Nhưng khi được hỏi về chính cuộc điều tra, thì tuyệt đối né tránh và một kịch bản lúc nào cũng được lập đi lập lại, bởi vì thành phần dân sự trong chính phủ thực sự không có khái niệm kết quả sẽ ra sao. Do đó, chúng tôi có cảm tưởng rằng cuộc điều tra phải chuyển cho cấp cao nhất trong quân đội cũng như cảnh sát.”
Các chuyên gia phân tích trong vùng nói rằng việc ông Sombath mất tích là một trường hợp thử nghiệm cho cơ chế mới về nhân quyền của ASEAN, là cơ quan mà ủy ban tìm hiểu sự thực sẽ đưa ra các đề xuất ở Jakarta.
Ông Sombath Somphone, sáng lập viên của một tổ chức phi chính phủ vận động cho phát triển bền vững ở Lào, đã bị mất tích ở thành phố Vientiane trong khi lái xe về nhà hồi tháng 12. Các hình ảnh ghi được qua máy thu hình nội bộ mà gia đình ông Sombath có được và đã phổ biến trên mạng cho thấy ông bị 2 người không rõ là ai giải đi từ một đồn cảnh sát. Từ đó người ta không thấy ông.
Các giới chức ở Lào nói họ đã điều tra về vụ ông Sombath mất tích, nhưng chưa tìm ra được mấy manh mối. Trong một bức thư được nhiều cơ quan truyền thông khác nhau đăng tải hồi đầu tháng này, đại sứ Lào tại Liên Hiệp Quốc ở Geneve, ông Yong Chanthalangsy, gợi ý rằng vụ mất tích này có thể là kết quả của một sự xung đột các nhân hay doanh nghiệp.
Công việc của ông Sombath cho Trung tâm Huấn luyện Phát triển Tham gia nhắm mục tiêu vào khối dân nghèo và bị kỳ thị ở vùng nông thôn Lào.
Các nhà hoạt động nhân quyền đã bầy tỏ sự quan ngại rằng chính phủ Lào chưa làm đủ để khám phá ra bí ẩn trong vụ này. Một số thành viên của khối kinh tế Ðông nam châu Á ASEAN đồng ý như vậy.
Phát biểu hôm nay tại một cuộc họp báo ở Bangkok sau một sứ mạng đi tìm hiểu sự thực ở Lào, nhà lập pháp Philippines và thành viên của phái đoàn ASEAN Walden Bello nói chính phủ đã không cung cấp được lời giải đáp cho những câu hỏi cơ bản của cuộc điều tra và tìm cách phủ nhận sự can dự của cảnh sát.
Ông Bello nói: “Chúng tôi được báo rằng sau một tháng điều tra, điều duy nhất được xác lập là cảnh sát không can dự gì đến vụ mất tích này. Chúng tôi nói với họ rằng điều này không thể tin được và nếu chúng tôi chấp nhận giá trị bề ngoài như là tiến bộ trong vụ việc, thì chính chúng tôi cũng mất đi sự khả tín.”
Ông Charles Santiago, một đại biểu ASEAN của Malaysia, nói xét về bằng chứng có được, một cuộc điều tra chỉ cần vài ngày là cùng. Ông nêu ra những điểm bất nhất trong nhiều lời giải thích của các giới chức chính phủ và sự kiện là chỉ có các cảnh sát viên cấp thấp được giao cho phụ trách việc này.
Ông Santiago nói: “Sự kiện cảnh sát và chính quyền dân sự tuyệt đối không quan tâm, không có ý chí chính trị, để đi tới tận gốc rễ vấn đề, ngoài việc nói trong mọi cuộc họp của chúng tôi là chúng tôi muồn đi tới tận gốc vấn đề, bởi vì uy tín của Lào bị ảnh hưởng. Nhưng khi được hỏi về chính cuộc điều tra, thì tuyệt đối né tránh và một kịch bản lúc nào cũng được lập đi lập lại, bởi vì thành phần dân sự trong chính phủ thực sự không có khái niệm kết quả sẽ ra sao. Do đó, chúng tôi có cảm tưởng rằng cuộc điều tra phải chuyển cho cấp cao nhất trong quân đội cũng như cảnh sát.”
Các chuyên gia phân tích trong vùng nói rằng việc ông Sombath mất tích là một trường hợp thử nghiệm cho cơ chế mới về nhân quyền của ASEAN, là cơ quan mà ủy ban tìm hiểu sự thực sẽ đưa ra các đề xuất ở Jakarta.