Anh Quốc cho hay sẽ rút một số nhân viên đại sứ quán ra khỏi Nam Sudan sau khi chiến sự trong điều mà chính phủ gọi là một âm mưu đảo chính lan sang các khu vực ngoài thủ đô.
Liên Hiệp Quốc ước tính mấy ngày giao tranh ở Nam Sudan đã khiến tới 500 người thiệt mạng. Bộ Ngoại giao Anh nói đại sứ quán của họ ở thủ đô Juba của Nam Sudan sẽ tiếp tục mở cửa trong khi một số nhân viên tạm thời rút về.
Phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Nam Sudan báo cáo giao tranh ác liệt ở thành phố Bor. Phái bộ cho hay hơn 1.000 thường dân đã tìm nơi trú thân tại doanh trại của họ ở Bor, cách Juba 150 kilomet về phía bắc.
Một vụ giao tranh khác cũng xảy ra trong đêm tại một căn cứ quân sự ở Torit, phía đông nam thủ đô.
Ðạo quân Giải phóng Nhân dân Sudan đã kêu gọi tất cả binh sĩ trình diện ở tổng hành dinh.
Các giới chức Nam Sudan đã hối thúc cư dân trở về nhà sau khi xảy ra những vụ xung đột gây chết người.
Khuya thứ Ba, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ sự quan ngại về nguy cơ bạo động nhắm vào một số nhóm và kêu gọi chính phủ Nam Sudan mở các cuộc đàm phán với các đối thủ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố dân chúng Nam Sudan đã hy sinh quá nhiều cho đất nước nên không thể trở lại với bạo lực được.
Ông Kerry nói: “Bất đồng chính trị cần phải được giải quyết qua các phương tiện hòa bình và dân chủ và những mục tiêu đó phải tranh đấu khó khăn mới có được. Chính phủ nên tôn trọng pháp trị và dân chúng Nam Sudan phải nhận thức được tiềm năng đầy đủ của mình trong hòa bình.”
Tổng thống Salva Kiir quy trách cuộc đảo chính cho lực lượng trung thành với cựu Phó tổng thống Riek Machar, mà ông đã bãi chức hồi tháng Bảy.
Các quan sát viên đã nêu ra quan ngại về sự chia rẽ giữa ông Machar, thuộc nhóm sắc tộc Nuer, và ông Kiir, một người Dinka, có thể châm ngòi cho bạo lực bộ tộc ở Nam Sudan.
Chính phủ Nam Sudan cho hay 10 nguời đã bị bắt vì bị cáo buộc can dự vào âm mưu đảo chính, trong khi ông Machar vẫn còn tại đào.
Lực lượng an ninh chính phủ đã ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm ở Juba và đang truy lùng từng nhà để tìm những người bị quy trách về vụ giao tranh.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ra lệnh cho tất cả nhân viên không cấp thiết ra khỏi Nam Sudan và kêu gọi người Mỹ rời khỏi nước ngay lập tức.
Liên Hiệp Quốc ước tính mấy ngày giao tranh ở Nam Sudan đã khiến tới 500 người thiệt mạng. Bộ Ngoại giao Anh nói đại sứ quán của họ ở thủ đô Juba của Nam Sudan sẽ tiếp tục mở cửa trong khi một số nhân viên tạm thời rút về.
Phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Nam Sudan báo cáo giao tranh ác liệt ở thành phố Bor. Phái bộ cho hay hơn 1.000 thường dân đã tìm nơi trú thân tại doanh trại của họ ở Bor, cách Juba 150 kilomet về phía bắc.
Một vụ giao tranh khác cũng xảy ra trong đêm tại một căn cứ quân sự ở Torit, phía đông nam thủ đô.
Ðạo quân Giải phóng Nhân dân Sudan đã kêu gọi tất cả binh sĩ trình diện ở tổng hành dinh.
Các giới chức Nam Sudan đã hối thúc cư dân trở về nhà sau khi xảy ra những vụ xung đột gây chết người.
Khuya thứ Ba, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ sự quan ngại về nguy cơ bạo động nhắm vào một số nhóm và kêu gọi chính phủ Nam Sudan mở các cuộc đàm phán với các đối thủ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố dân chúng Nam Sudan đã hy sinh quá nhiều cho đất nước nên không thể trở lại với bạo lực được.
Ông Kerry nói: “Bất đồng chính trị cần phải được giải quyết qua các phương tiện hòa bình và dân chủ và những mục tiêu đó phải tranh đấu khó khăn mới có được. Chính phủ nên tôn trọng pháp trị và dân chúng Nam Sudan phải nhận thức được tiềm năng đầy đủ của mình trong hòa bình.”
Tổng thống Salva Kiir quy trách cuộc đảo chính cho lực lượng trung thành với cựu Phó tổng thống Riek Machar, mà ông đã bãi chức hồi tháng Bảy.
Các quan sát viên đã nêu ra quan ngại về sự chia rẽ giữa ông Machar, thuộc nhóm sắc tộc Nuer, và ông Kiir, một người Dinka, có thể châm ngòi cho bạo lực bộ tộc ở Nam Sudan.
Chính phủ Nam Sudan cho hay 10 nguời đã bị bắt vì bị cáo buộc can dự vào âm mưu đảo chính, trong khi ông Machar vẫn còn tại đào.
Lực lượng an ninh chính phủ đã ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm ở Juba và đang truy lùng từng nhà để tìm những người bị quy trách về vụ giao tranh.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ra lệnh cho tất cả nhân viên không cấp thiết ra khỏi Nam Sudan và kêu gọi người Mỹ rời khỏi nước ngay lập tức.