* The authors express special thanks to Ms. Tracy Richmond and Ms. Nguyễn Thị Châu for enabling them to attend the Andrea Bocelli Concert at Honda Center on June 9, 2013. Tác giả và nhiếp ảnh gia đặc biệt cảm ơn Cô Tracy Richmond và Bà Nguyễn Thị Châu đã tạo điều kiện để chúng tôi tham dự Chương trình Andrea Bocelli tại Honda Center ngày 9 tháng Sáu, 2013. *
1.VẪN LÀ TÌNH YÊU
“Passione.” Andrea Bocelli đã chọn một đề tài muôn thưở cho chuyến lưu diễn tại Mỹ mùa hè 2013, với một đêm diễn tại Honda Center, Anaheim, California, vào Chúa Nhật 9 tháng Sáu. Ông đã làm nghẽn đường phố quanh Honda Center trong suốt một tiếng đồng hồ trước và sau giờ diễn. Và khi ông vừa đặt chân lên sân khấu, nhiều khán giả đã đứng lên vỗ tay tán thưởng, không cần chờ đến cuối chương trình. Andrea Bocelli – một cái tên đầy khả năng thao túng trái tim người khác. Ông đã làm cho bao nhiêu người yêu nhau hơn, và yêu âm nhạc và ngôn ngữ Ý?
Andrea Bocelli là một người hạnh phúc. Còn gì đẹp hơn là được hát tiếng mẹ đẻ của mình cho cả thế giới nghe? Ông đã đưa cả đất trời Ý Đại Lợi vào không gian của Honda Center, khẳng định với nhân loại: tiếng Ý là ngôn ngữ của Tình Yêu. Tiếng hát đầy, ấm, và nhiều màu sắc của ông nhẹ nhàng toả đi, làm người đối diện thật dễ chịu, như cung cách khiêm cung cố hữu và nụ cười rất hiền của ông. Một Andrea Bocelli bằng xương bằng thịt thì quá “hiền” so với sự nghiệp đồ sộ của Ông.
Tình yêu. Không chỉ là tình yêu đôi lứa. Quê hương. Tiếng nói. Một miền đất thơ mộng. Trái đất bao la. Ánh mắt trẻ thơ. Những vũ điệu dân dã người dân Ý ngẫu hứng hoà nhịp trong vườn nho, bên đồng lúa mạch. Cá anchovie. Pizza. Sương khói biển. Những cánh chim lấp lánh trên sóng. Những bó hoa. Trẻ con nô đùa. Đám cưới. Chiến tranh. Quân nhân giải ngũ, hồi hương. Nước mắt đoàn viên của chinh phụ. “Funiculì, Funiculà” – hãy cưới Anh đi, Nannina (một bài hát Naepolitan nổi tiếng của nhà báo Ý Peppino Turco, nhạc sĩ Ý Luigi Denza phổ nhạc năm 1880). Và cả những gì thẩm thấu và vô hình. Andrea Bocelli mãi là tiếng hát của Tình Yêu, chuyên chở thời gian, lịch sử, cuộc đời.
2.VỠ NÁT LỒNG NGỰC
Nghệ thuật Andrea Bocelli không đứng riêng, mà là con đẻ của Hôn nhân kiểu Ý (với Sofia Lauren, phim Marriage Italian Style,1964), là vị đắng của Những Cánh Đồng Hoa Mặt Trời (với Sofia Lauren, phim The Sunflower, tiếng Ý “I girasoli,” 1970 của Đạo diễn Vittorio de Sica), là dư âm của Chàng Phát Thơ (Il Postino – The Postman, 1994, Đạo diễn Michael Radford), là thể hiện của pho nhạc Vivaldi, biểu đạt của những miền đất Tuscan, Portofino. Nghệ thuật đó hít thở cái cổ kính của Ý Đại Lợi, vang vang cái xanh ngát của Địa Trung Hải, trùng điệp bao thế hệ Romeo-Juliet của đời thường lẫn nghệ thuật, ẩn hiện cổ trang và cung đình. Nghệ thuật đó liên tục biến thiên như những chiếc mặt nạ của miền Venice diễm lệ, trãi dài như núi, lênh láng đại dương, mênh mông như trời, sừng sững như Colosseum.
Andrea Bocelli hát dễ dàng và hát xuất sắc rất nhiều thể loại, từ những bài nhạc pop phổ biến, đến những ca khúc cổ như nhạc kịch ba-màn La Traviata của Giuseppe Verdi, dựng theo libretto kiểu Ý của Francesco Maria Piave. Ca khúc kinh điển Granada do nhạc sĩ Mễ Tây Cơ Agustín Lara viết năm 1932. Turandot – vở nhạc opera ba màn của Giacomo Puccini, được Franco Alfano hoàn tất, do Giuseppe Adami và Renato Simoni phổ theo libretto bằng tiếng Ý. La Vie en Rose với Edif Piaf “về lại,” đồng diễn qua màn hình và dàn âm thanh. Và dù Ai hay ai biết (Qui Sait, Qui Sait, Qui Sait… song ca với Soprano Maria Aleida), một ngày nào đó, Tôi tìm thấy tình yêu ở Portofino (I found my love in Portofino).
Và Khi tôi yêu (When I fall in love song ca với Fantasia), biết đâu tôi lại chẳng đến “New York, New York,” ở đó, tôi sẽ dâng một Lời nguyện (The Prayer của danh tài âm nhạc David Froster, do chính soạn giả đệm piano – “và chỉ piano” như David đề nghị) – một lời nguyện cho Tình Yêu. Và không thể thiếu bài hát ‘tủ’ của Andrea Bocelli – Con Te Partirò – nổi tiếng khi được soạn cho song ca với Sarah Brightman. Fantasia, American Idol winner và tám lần được đề cử cho giải Grammy, trình bày Summertime và song ca với Andrea Bocelli ở cuối chương trình. Fantasia có tiếng hát lanh lảnh, trong veo, trong như dòng nước ở bờ biển Isola Bella (nghĩa là “hòn đảo đẹp”), gần biên giới Thuỵ Sỹ, nơi nghỉ mát của Hoàng gia Ý ngày xưa.
Nghệ thuật của Andrea Bocelli là những âm thanh xé không gian, chở cả hồn dân tộc Ý. Tiếng hát của ông trỗi lên trên dàn nhạc Los Angeles Festival Orchestra (do Nhạc trưởng Eugene Kohn điều khiển) và đoàn hợp xướng, quấn quýt với tiếng vỹ cầm solo réo rắt, tan vào không trung và tâm não khán giả. Tiếng hát bật dội tình yêu trên da thịt, biển hồ, phố thị. Nghệ thuật của ông được nuôi dưỡng từ nhiều thế kỷ của đam mê. Nước Ý còn nghèo kinh tế, nhưng vẫn giàu nghệ thuật, văn hoá, lịch sử. Andrea Bocelli đã vào tuổi trung niên, một Romeo tóc hoa râm mà vẫn cuồng nhiệt nồng nàn.
Khi thăm Ý một tháng vào năm 2005, bạn bè đã khuyến cáo tôi rằng, đôi mắt của thanh niên Ý rất đẹp. Bạn sẽ dễ dàng bị cú sét ái tình đánh trúng nếu dám nhìn vào đó. Đôi mắt âm nhạc của Andrea Bocelli còn có nhiều mãnh lực hơn – bạn có nhắm mắt lại, vẫn bị “sét đánh” như thường.
“Passione.” Một chiều hè, khi hoàng hôn dịu dàng ân ái với mặt đất… Tao nhân mặc khách đến Honda Center. Đợi chờ. Lắng nghe.
Vỡ nát lồng ngực.
3.VÀ NGUYỄN ĐỨC ĐẠT
Giữa mênh mang Ý Đại Lợi trên màn ảnh rộng và trong dòng-âm-thanh-Andrea-Bocelli tại Honda Center, tâm thức tôi trôi về những miền ký ức với nhạc sĩ khiếm thị Nguyễn Đức Đạt. Tôi cho rằng Nguyễn Đức Đạt xứng đáng được gọi là một Andrea Bocelli của Việt Nam, dù trên bình diện âm nhạc quốc tế, tác giả của Gã Điên Trên Đồi Hoang có một chỗ đứng khiêm tốn hơn.
Nguyễn Đức Đạt giống Andrea Bocelli ở nhiều điểm. Khiếm thị, tài ba, đam mê âm nhạc, một nghệ sĩ tuyệt luân. Cả hai đều đưa quê hương của mình vào nghệ thuật trình diễn. Cả hai đều khổ hạnh trên con đường theo đuổi nghệ thuật: Andrea Bocelli phải đi đánh đàn ở quán rượu để trả tiền học thanh nhạc, Nguyễn Đức Đạt đi đàn cho đám cưới khi còn ở Việt Nam để mưu sinh. Nhưng tài năng của họ cuối cùng cũng đưa họ vào chỗ đứng xứng đáng trong lòng người ngưỡng mộ.
Nhưng Nguyễn Đức Đạt vẫn có những thiệt thòi riêng: bị chiến tranh chèn ép, bị khủng hoảng hậu chiến dập vùi, không có môi trường thuận tiện để phát triển tài năng. Có cực đến đâu, thì Andrea Bocelli cũng chưa bao giờ phải tự đi chợ cho mình, bị người ta gạt bán cà hôi dưa thối như Nguyễn Đức Đạt đã chịu khi anh còn sống tại Câu Lạc Bộ Bừng Sáng tại Sài Gòn. Khi qua Mỹ, anh đã theo học Cử nhân về trình diễn Tây Ban Cầm tại Cal State Fullerton, lập ban nhạc Bayadera, và đoạt nhiều giải thưởng tầm cỡ.
Cho nên, nghệ thuật của Andrea Bocelli rạng rỡ, ánh ngời, hân hoan, tung tăng, choáng ngợp. Còn nghệ thuật của Nguyễn Đức Đạt trầm lắng, không thiếu rộn ràng với điệu flamenco (một phong cách nhạc của Tây Ban Nha), nhưng vẫn đầy chịu đựng, đăm đắm Thiền tính. Nếu Andrea Bocelli làm người nghe vỡ nát lồng ngực, thì Nguyễn Đức Đạt còn có khả năng bơm máu cho những trái tim da vàng. Năm 2008, trong buổi dạ tiệc gây quỹ tại Seafood World để tuyên dương Bà Anne Frank, người sáng lập Văn Khố Đông Nam Á tại UC Irvine, Nguyễn Đức Đạt đã trình bày Hòn Vọng Phu trên guitar với kỹ thuật flamenco, và làm trái tim người nghe điêu đứng.
May mắn cho những ai có cơ hội thưởng thức được cả hai nghệ sĩ tài ba này. Còn gì đẹp hơn là được cả hai tiếng hát này làm nát lồng ngực? Có đấy! Khi bạn được nát ngực cùng với ý trung nhân của mình, nắm tay nhau, cùng tan vào “passione.”[TĐ-G TN]
1.VẪN LÀ TÌNH YÊU
“Passione.” Andrea Bocelli đã chọn một đề tài muôn thưở cho chuyến lưu diễn tại Mỹ mùa hè 2013, với một đêm diễn tại Honda Center, Anaheim, California, vào Chúa Nhật 9 tháng Sáu. Ông đã làm nghẽn đường phố quanh Honda Center trong suốt một tiếng đồng hồ trước và sau giờ diễn. Và khi ông vừa đặt chân lên sân khấu, nhiều khán giả đã đứng lên vỗ tay tán thưởng, không cần chờ đến cuối chương trình. Andrea Bocelli – một cái tên đầy khả năng thao túng trái tim người khác. Ông đã làm cho bao nhiêu người yêu nhau hơn, và yêu âm nhạc và ngôn ngữ Ý?
Andrea Bocelli là một người hạnh phúc. Còn gì đẹp hơn là được hát tiếng mẹ đẻ của mình cho cả thế giới nghe? Ông đã đưa cả đất trời Ý Đại Lợi vào không gian của Honda Center, khẳng định với nhân loại: tiếng Ý là ngôn ngữ của Tình Yêu. Tiếng hát đầy, ấm, và nhiều màu sắc của ông nhẹ nhàng toả đi, làm người đối diện thật dễ chịu, như cung cách khiêm cung cố hữu và nụ cười rất hiền của ông. Một Andrea Bocelli bằng xương bằng thịt thì quá “hiền” so với sự nghiệp đồ sộ của Ông.
Tình yêu. Không chỉ là tình yêu đôi lứa. Quê hương. Tiếng nói. Một miền đất thơ mộng. Trái đất bao la. Ánh mắt trẻ thơ. Những vũ điệu dân dã người dân Ý ngẫu hứng hoà nhịp trong vườn nho, bên đồng lúa mạch. Cá anchovie. Pizza. Sương khói biển. Những cánh chim lấp lánh trên sóng. Những bó hoa. Trẻ con nô đùa. Đám cưới. Chiến tranh. Quân nhân giải ngũ, hồi hương. Nước mắt đoàn viên của chinh phụ. “Funiculì, Funiculà” – hãy cưới Anh đi, Nannina (một bài hát Naepolitan nổi tiếng của nhà báo Ý Peppino Turco, nhạc sĩ Ý Luigi Denza phổ nhạc năm 1880). Và cả những gì thẩm thấu và vô hình. Andrea Bocelli mãi là tiếng hát của Tình Yêu, chuyên chở thời gian, lịch sử, cuộc đời.
2.VỠ NÁT LỒNG NGỰC
Nghệ thuật Andrea Bocelli không đứng riêng, mà là con đẻ của Hôn nhân kiểu Ý (với Sofia Lauren, phim Marriage Italian Style,1964), là vị đắng của Những Cánh Đồng Hoa Mặt Trời (với Sofia Lauren, phim The Sunflower, tiếng Ý “I girasoli,” 1970 của Đạo diễn Vittorio de Sica), là dư âm của Chàng Phát Thơ (Il Postino – The Postman, 1994, Đạo diễn Michael Radford), là thể hiện của pho nhạc Vivaldi, biểu đạt của những miền đất Tuscan, Portofino. Nghệ thuật đó hít thở cái cổ kính của Ý Đại Lợi, vang vang cái xanh ngát của Địa Trung Hải, trùng điệp bao thế hệ Romeo-Juliet của đời thường lẫn nghệ thuật, ẩn hiện cổ trang và cung đình. Nghệ thuật đó liên tục biến thiên như những chiếc mặt nạ của miền Venice diễm lệ, trãi dài như núi, lênh láng đại dương, mênh mông như trời, sừng sững như Colosseum.
Andrea Bocelli hát dễ dàng và hát xuất sắc rất nhiều thể loại, từ những bài nhạc pop phổ biến, đến những ca khúc cổ như nhạc kịch ba-màn La Traviata của Giuseppe Verdi, dựng theo libretto kiểu Ý của Francesco Maria Piave. Ca khúc kinh điển Granada do nhạc sĩ Mễ Tây Cơ Agustín Lara viết năm 1932. Turandot – vở nhạc opera ba màn của Giacomo Puccini, được Franco Alfano hoàn tất, do Giuseppe Adami và Renato Simoni phổ theo libretto bằng tiếng Ý. La Vie en Rose với Edif Piaf “về lại,” đồng diễn qua màn hình và dàn âm thanh. Và dù Ai hay ai biết (Qui Sait, Qui Sait, Qui Sait… song ca với Soprano Maria Aleida), một ngày nào đó, Tôi tìm thấy tình yêu ở Portofino (I found my love in Portofino).
Và Khi tôi yêu (When I fall in love song ca với Fantasia), biết đâu tôi lại chẳng đến “New York, New York,” ở đó, tôi sẽ dâng một Lời nguyện (The Prayer của danh tài âm nhạc David Froster, do chính soạn giả đệm piano – “và chỉ piano” như David đề nghị) – một lời nguyện cho Tình Yêu. Và không thể thiếu bài hát ‘tủ’ của Andrea Bocelli – Con Te Partirò – nổi tiếng khi được soạn cho song ca với Sarah Brightman. Fantasia, American Idol winner và tám lần được đề cử cho giải Grammy, trình bày Summertime và song ca với Andrea Bocelli ở cuối chương trình. Fantasia có tiếng hát lanh lảnh, trong veo, trong như dòng nước ở bờ biển Isola Bella (nghĩa là “hòn đảo đẹp”), gần biên giới Thuỵ Sỹ, nơi nghỉ mát của Hoàng gia Ý ngày xưa.
Nghệ thuật của Andrea Bocelli là những âm thanh xé không gian, chở cả hồn dân tộc Ý. Tiếng hát của ông trỗi lên trên dàn nhạc Los Angeles Festival Orchestra (do Nhạc trưởng Eugene Kohn điều khiển) và đoàn hợp xướng, quấn quýt với tiếng vỹ cầm solo réo rắt, tan vào không trung và tâm não khán giả. Tiếng hát bật dội tình yêu trên da thịt, biển hồ, phố thị. Nghệ thuật của ông được nuôi dưỡng từ nhiều thế kỷ của đam mê. Nước Ý còn nghèo kinh tế, nhưng vẫn giàu nghệ thuật, văn hoá, lịch sử. Andrea Bocelli đã vào tuổi trung niên, một Romeo tóc hoa râm mà vẫn cuồng nhiệt nồng nàn.
Khi thăm Ý một tháng vào năm 2005, bạn bè đã khuyến cáo tôi rằng, đôi mắt của thanh niên Ý rất đẹp. Bạn sẽ dễ dàng bị cú sét ái tình đánh trúng nếu dám nhìn vào đó. Đôi mắt âm nhạc của Andrea Bocelli còn có nhiều mãnh lực hơn – bạn có nhắm mắt lại, vẫn bị “sét đánh” như thường.
“Passione.” Một chiều hè, khi hoàng hôn dịu dàng ân ái với mặt đất… Tao nhân mặc khách đến Honda Center. Đợi chờ. Lắng nghe.
Vỡ nát lồng ngực.
3.VÀ NGUYỄN ĐỨC ĐẠT
Giữa mênh mang Ý Đại Lợi trên màn ảnh rộng và trong dòng-âm-thanh-Andrea-Bocelli tại Honda Center, tâm thức tôi trôi về những miền ký ức với nhạc sĩ khiếm thị Nguyễn Đức Đạt. Tôi cho rằng Nguyễn Đức Đạt xứng đáng được gọi là một Andrea Bocelli của Việt Nam, dù trên bình diện âm nhạc quốc tế, tác giả của Gã Điên Trên Đồi Hoang có một chỗ đứng khiêm tốn hơn.
Nguyễn Đức Đạt giống Andrea Bocelli ở nhiều điểm. Khiếm thị, tài ba, đam mê âm nhạc, một nghệ sĩ tuyệt luân. Cả hai đều đưa quê hương của mình vào nghệ thuật trình diễn. Cả hai đều khổ hạnh trên con đường theo đuổi nghệ thuật: Andrea Bocelli phải đi đánh đàn ở quán rượu để trả tiền học thanh nhạc, Nguyễn Đức Đạt đi đàn cho đám cưới khi còn ở Việt Nam để mưu sinh. Nhưng tài năng của họ cuối cùng cũng đưa họ vào chỗ đứng xứng đáng trong lòng người ngưỡng mộ.
Nhưng Nguyễn Đức Đạt vẫn có những thiệt thòi riêng: bị chiến tranh chèn ép, bị khủng hoảng hậu chiến dập vùi, không có môi trường thuận tiện để phát triển tài năng. Có cực đến đâu, thì Andrea Bocelli cũng chưa bao giờ phải tự đi chợ cho mình, bị người ta gạt bán cà hôi dưa thối như Nguyễn Đức Đạt đã chịu khi anh còn sống tại Câu Lạc Bộ Bừng Sáng tại Sài Gòn. Khi qua Mỹ, anh đã theo học Cử nhân về trình diễn Tây Ban Cầm tại Cal State Fullerton, lập ban nhạc Bayadera, và đoạt nhiều giải thưởng tầm cỡ.
Cho nên, nghệ thuật của Andrea Bocelli rạng rỡ, ánh ngời, hân hoan, tung tăng, choáng ngợp. Còn nghệ thuật của Nguyễn Đức Đạt trầm lắng, không thiếu rộn ràng với điệu flamenco (một phong cách nhạc của Tây Ban Nha), nhưng vẫn đầy chịu đựng, đăm đắm Thiền tính. Nếu Andrea Bocelli làm người nghe vỡ nát lồng ngực, thì Nguyễn Đức Đạt còn có khả năng bơm máu cho những trái tim da vàng. Năm 2008, trong buổi dạ tiệc gây quỹ tại Seafood World để tuyên dương Bà Anne Frank, người sáng lập Văn Khố Đông Nam Á tại UC Irvine, Nguyễn Đức Đạt đã trình bày Hòn Vọng Phu trên guitar với kỹ thuật flamenco, và làm trái tim người nghe điêu đứng.
May mắn cho những ai có cơ hội thưởng thức được cả hai nghệ sĩ tài ba này. Còn gì đẹp hơn là được cả hai tiếng hát này làm nát lồng ngực? Có đấy! Khi bạn được nát ngực cùng với ý trung nhân của mình, nắm tay nhau, cùng tan vào “passione.”[TĐ-G TN]