Trong khi London đang chuẩn bị đăng cai Thế vận hội Olympics - diễn ra từ ngày 27 tháng Bảy tới ngày 12 tháng Tám, quan tâm hàng đầu đối với ban tổ chức là vấn đề an ninh. Kể từ khi xảy ra cuộc tấn công tại Thế Vận Hội Olympic năm 1972, và trong bối cảnh các cuộc tấn công khủng bố gia tăng trong mấy năm gần đây, an ninh chiếm một ngân khoản lớn trong ngân sách Olympics, và sự chú ý của phần lớn các giới chức, giới hâm mộ và các vận động viên tham gia thi đấu. Thông tín viên Al Pessin của đài VOA tường thuật về kế hoạch an ninh Olympic từ London.
Đây là cảnh tượng các phi công không lực Anh sẽ thấy khi họ bay tới gần vận động trường Olympics, nếu họ được gọi tới để ứng phó trước một tình huống khẩn cấp.
Các giới chức Anh đang sử dụng tất cả mọi nguồn lực có được để có thể ứng phó trước bất kỳ tình huống nào, kể cả đặt các phản lực cơ tác chiến trong tình trạng sẵn sàng cất cánh.
Các giới chức còn triển khai 17.000 binh sĩ và thiết đặt các phi đạn chống máy bay tại các khu dân cư chung quanh Công viên Olympic.
Ngay cả lực lượng hải quân Anh cũng tham gia với một chiến hạm và nhiều thuyền nhỏ thi hành phận sự trên Sông Thames.
Vào giờ chót, quân đội Anh phải đóng một vai trò lớn hơn, hàng ngàn binh sĩ phụ trội đã được điều động sau khi một nhà thầu tư nhân không tuyển mộ đủ số nhân viên an ninh cần thiết như đã cam kết.
Các giới chức nói rằng trục trặc này không có ảnh hưởng gì tới sự an toàn tại Thế Vận Hội, nhưng theo lời cố vấn an ninh David Rubens, nó đặt ra một số thách thức. Ông nói:
“Thành thật mà nói thì chưa, họ chưa sẵn sàng. Chắc chắn họ sẽ phải xoay sở với những nguồn lực có trong tay, thay vì nắm vững tình hình như đã hy vọng ngay từ lúc bắt đầu chiến dịch.”
Trong hằng triệu fan chờ xem Olympics và hằng chục ngàn tham dự viên, hầu hết sẽ không thấy các khía cạnh quân sự của công tác giữ gìn an ninh.
Đối với họ thì đến xem Thế Vận Hội cũng giống như đi qua một phi trường. Nhân viên an ninh đã có cơ hội thực tập trong khi diễn ra các trận đấu thử trước đây trong năm.
Phòng chỉ huy an ninh tại Công viên Olympic cũng đã có dịp diễn tập khi các giới chức thử sử dụng công nghệ hiện đại nhất để theo dõi tất cả mọi góc cạnh của khu vực rộng 200 hectare của công viên Olympic.
Trung tâm chỉ huy gồm các giới chức dân sự và cảnh sát, kể cả giới chức cảnh sát cao cấp nhất đặc trách điều phối an ninh Olympics của London, là Phó Ủy viên Cảnh sát Chris Allison. Ông Allison cho biết:
“Quý vị sẽ thấy rõ sự hiện diện của cảnh sát ở bên ngoài. Nhưng điều quan trọng đối với chúng tôi là thi hành phận sự một cách không lộ liễu, để mọi sự chú ý có thể tập trung vào các bộ môn thể thao, và có thể vào khán giả đến xem.”
Bảo đảm an ninh cho hằng chục địa điểm Olympics trên khắp thủ đô London và trên thực tế, trên cả nước, là một thách thức.
Chủ tịch Ủy ban tổ chức Olympics London, cựu vận động viên Anh đoạt huy chương vàng Sebastian Coe nói rằng, không ai chấp nhận rủi ro nhưng công tác bảo vệ an ninh sẽ không bao trùm không khí Thế Vận Hội. Ông nói:
“Chúng ta mời thế giới tới London để vinh danh sự kiện thể thao lớn nhất từng được chứng kiến tại nước Anh . Chúng ta không mời thế giới tới xem một “thành phố bị vây hãm.” Vì thế phải có một sự cân bằng ở đây. Và tại nước này, chúng ta luôn luôn thực hiện được sự quân bình đó.”
Giữa lúc Thế Vận Hội diễn ra, dân chúng khắp thế giới sẽ theo dõi xem liệu các ban tổ chức có thành công trong công tác được giao phó trong suốt 17 ngày Thế Vận Hội đầy thách thức hay không.
Đây là cảnh tượng các phi công không lực Anh sẽ thấy khi họ bay tới gần vận động trường Olympics, nếu họ được gọi tới để ứng phó trước một tình huống khẩn cấp.
Các giới chức Anh đang sử dụng tất cả mọi nguồn lực có được để có thể ứng phó trước bất kỳ tình huống nào, kể cả đặt các phản lực cơ tác chiến trong tình trạng sẵn sàng cất cánh.
Các giới chức còn triển khai 17.000 binh sĩ và thiết đặt các phi đạn chống máy bay tại các khu dân cư chung quanh Công viên Olympic.
Ngay cả lực lượng hải quân Anh cũng tham gia với một chiến hạm và nhiều thuyền nhỏ thi hành phận sự trên Sông Thames.
Vào giờ chót, quân đội Anh phải đóng một vai trò lớn hơn, hàng ngàn binh sĩ phụ trội đã được điều động sau khi một nhà thầu tư nhân không tuyển mộ đủ số nhân viên an ninh cần thiết như đã cam kết.
Các giới chức nói rằng trục trặc này không có ảnh hưởng gì tới sự an toàn tại Thế Vận Hội, nhưng theo lời cố vấn an ninh David Rubens, nó đặt ra một số thách thức. Ông nói:
“Thành thật mà nói thì chưa, họ chưa sẵn sàng. Chắc chắn họ sẽ phải xoay sở với những nguồn lực có trong tay, thay vì nắm vững tình hình như đã hy vọng ngay từ lúc bắt đầu chiến dịch.”
Trong hằng triệu fan chờ xem Olympics và hằng chục ngàn tham dự viên, hầu hết sẽ không thấy các khía cạnh quân sự của công tác giữ gìn an ninh.
Đối với họ thì đến xem Thế Vận Hội cũng giống như đi qua một phi trường. Nhân viên an ninh đã có cơ hội thực tập trong khi diễn ra các trận đấu thử trước đây trong năm.
Phòng chỉ huy an ninh tại Công viên Olympic cũng đã có dịp diễn tập khi các giới chức thử sử dụng công nghệ hiện đại nhất để theo dõi tất cả mọi góc cạnh của khu vực rộng 200 hectare của công viên Olympic.
Trung tâm chỉ huy gồm các giới chức dân sự và cảnh sát, kể cả giới chức cảnh sát cao cấp nhất đặc trách điều phối an ninh Olympics của London, là Phó Ủy viên Cảnh sát Chris Allison. Ông Allison cho biết:
“Quý vị sẽ thấy rõ sự hiện diện của cảnh sát ở bên ngoài. Nhưng điều quan trọng đối với chúng tôi là thi hành phận sự một cách không lộ liễu, để mọi sự chú ý có thể tập trung vào các bộ môn thể thao, và có thể vào khán giả đến xem.”
Bảo đảm an ninh cho hằng chục địa điểm Olympics trên khắp thủ đô London và trên thực tế, trên cả nước, là một thách thức.
Chủ tịch Ủy ban tổ chức Olympics London, cựu vận động viên Anh đoạt huy chương vàng Sebastian Coe nói rằng, không ai chấp nhận rủi ro nhưng công tác bảo vệ an ninh sẽ không bao trùm không khí Thế Vận Hội. Ông nói:
“Chúng ta mời thế giới tới London để vinh danh sự kiện thể thao lớn nhất từng được chứng kiến tại nước Anh . Chúng ta không mời thế giới tới xem một “thành phố bị vây hãm.” Vì thế phải có một sự cân bằng ở đây. Và tại nước này, chúng ta luôn luôn thực hiện được sự quân bình đó.”
Giữa lúc Thế Vận Hội diễn ra, dân chúng khắp thế giới sẽ theo dõi xem liệu các ban tổ chức có thành công trong công tác được giao phó trong suốt 17 ngày Thế Vận Hội đầy thách thức hay không.