NEW DELHI —
Tại Ấn Độ, một cuộc đình công kéo dài cả ngày trên toàn quốc, do các các đảng phái chính trị từ hai phía tả hữu kêu gọi để phản đối việc tăng giá nhiên liệu và cải cách kinh tế, đã khiến cuộc sống thường nhật bị đình đốn. Thông tín viên Anjana Pasricha từ New Delhi nói cuộc đình công xuất hiện đúng lúc chính phủ Ấn Độ đang phải vật lộn với bất ổn chính trị.
Hàng chục ngàn của người biểu tình hô khẩu hiệu đã tuần hành qua những con đường ở các thành phố lớn. Cửa hàng đóng cửa và các dịch vụ giao thông vận tải bị gián đoạn ở một số nơi.
Mặc dù hoạt động tại những thành phố thành trì của phe chống đối như Bangalore và Kolkata gần như đình trệ, các doanh nghiệp vẫn mở ở những thành phố khác như thủ đô New Delhi và trung tâm tài chính Mumbai.
Tại những cuộc tập họp, các nhà lãnh đạo cánh hữu đảng Bharatiya Janata và những đảng cùng đứng chung một sân khấu khi lên án quyết định mới đây của Chính phủ tăng giá dầu diesel và cho phép những công ty bán lẻ nước ngoài như Walmart để mở chi nhánh ở Ấn Độ.
Những người biểu tình muốn chính phủ rút lại 2 quyết định gây tranh cãi nhất này trong một loạt những cải cách kinh tế sâu rộng công bố hồi tuần trước. Những đồng minh trong chính phủ luyên minh do đảng Quốc đại lãnh đạo cũng hậu thuẫn cuộc biểu tình này.
Ông Murli Manohar Joshi là lãnh đạo cấp cao của đảng đối lập chính Bharatiya Janata.
Ông Joshi nói rằng sự thâm nhập của chuỗi siêu thị như Walmart sẽ mở cửa cho hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc ồ ạt tràn vào Ấn Độ. Ông nói rằng tất cả người nghèo, trong đó có nông dân, thương nhân và các chủ tiệm sẽ bị ảnh hưởng.
Những người phản đối cải cách kinh tế của chính phủ nói kết quả của việc cải cách là tình trạng thất nghiệp tràn lan và hàng triệu những cơ sở kinh doanh gia đình, vốn rất phổ biến ở Ấn Độ, sẽ phải đóng cửa.
Các nhà kinh tế cho rằng cuộc cải cách sẽ vực dậy nền kinh tế đang suy yếu và thúc đẩy tăng trưởng. Các nhà phân tích chính trị thì ca ngợi cuộc cải cách là bước đi táo bạo của chính phủ, vốn trước đó bị quy kết là trì trệ trong việc thực thi chính sách.
Nhưng đảng Quốc đại, hiện đứng đầu liên minh cầm quyền, đang bị cô lập về mặt chính trị trong việc thúc đẩy thực hiện chương trình cải cách. Đồng minh lớn nhất của đảng này đã rút khỏi chính phủ, khiến đảng này chỉ còn là thiểu số.
Mối quan tâm giờ đây chuyển qua việc làm thế nào và liệu chính phủ sẽ xoay sở đến khi có cuộc tổng tuyển cử vào năm 2014.
Chính phủ có vẻ không nao núng và vẫn kiên định. Ông Salman Khurshid, Bộ trưởng Tư pháp của Ấn Độ, cho biết:
“Chúng ta nhận được sự ủng hộ của một số đầy đủ những thành viên quốc hội và những đảng thân hữu, cả bên trong và bên ngoài liên minh. Chúng ta không nên lo lắng về điều này. Điều quan trọng, điều mà chúng ta bây giờ nên tập trung vào là xem đất nước này cần gì và cố gắng mang lại những bước tiến tăng trưởng lớn.”
Các nhà phân tích chính trị nói các đảng đối lập sẽ tiếp tục thúc đẩy một chiến dịch chống lại những cải cách trong lúc tìm cách lợi dụng sự phẫn nộ của dân chúng trươqc thềm một loạt các cuộc bầu cử cấp bang, và những cuộc bầu cử toàn quốc cuối năm nay.
Hàng chục ngàn của người biểu tình hô khẩu hiệu đã tuần hành qua những con đường ở các thành phố lớn. Cửa hàng đóng cửa và các dịch vụ giao thông vận tải bị gián đoạn ở một số nơi.
Mặc dù hoạt động tại những thành phố thành trì của phe chống đối như Bangalore và Kolkata gần như đình trệ, các doanh nghiệp vẫn mở ở những thành phố khác như thủ đô New Delhi và trung tâm tài chính Mumbai.
Tại những cuộc tập họp, các nhà lãnh đạo cánh hữu đảng Bharatiya Janata và những đảng cùng đứng chung một sân khấu khi lên án quyết định mới đây của Chính phủ tăng giá dầu diesel và cho phép những công ty bán lẻ nước ngoài như Walmart để mở chi nhánh ở Ấn Độ.
Những người biểu tình muốn chính phủ rút lại 2 quyết định gây tranh cãi nhất này trong một loạt những cải cách kinh tế sâu rộng công bố hồi tuần trước. Những đồng minh trong chính phủ luyên minh do đảng Quốc đại lãnh đạo cũng hậu thuẫn cuộc biểu tình này.
Ông Murli Manohar Joshi là lãnh đạo cấp cao của đảng đối lập chính Bharatiya Janata.
Ông Joshi nói rằng sự thâm nhập của chuỗi siêu thị như Walmart sẽ mở cửa cho hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc ồ ạt tràn vào Ấn Độ. Ông nói rằng tất cả người nghèo, trong đó có nông dân, thương nhân và các chủ tiệm sẽ bị ảnh hưởng.
Những người phản đối cải cách kinh tế của chính phủ nói kết quả của việc cải cách là tình trạng thất nghiệp tràn lan và hàng triệu những cơ sở kinh doanh gia đình, vốn rất phổ biến ở Ấn Độ, sẽ phải đóng cửa.
Các nhà kinh tế cho rằng cuộc cải cách sẽ vực dậy nền kinh tế đang suy yếu và thúc đẩy tăng trưởng. Các nhà phân tích chính trị thì ca ngợi cuộc cải cách là bước đi táo bạo của chính phủ, vốn trước đó bị quy kết là trì trệ trong việc thực thi chính sách.
Nhưng đảng Quốc đại, hiện đứng đầu liên minh cầm quyền, đang bị cô lập về mặt chính trị trong việc thúc đẩy thực hiện chương trình cải cách. Đồng minh lớn nhất của đảng này đã rút khỏi chính phủ, khiến đảng này chỉ còn là thiểu số.
Mối quan tâm giờ đây chuyển qua việc làm thế nào và liệu chính phủ sẽ xoay sở đến khi có cuộc tổng tuyển cử vào năm 2014.
Chính phủ có vẻ không nao núng và vẫn kiên định. Ông Salman Khurshid, Bộ trưởng Tư pháp của Ấn Độ, cho biết:
“Chúng ta nhận được sự ủng hộ của một số đầy đủ những thành viên quốc hội và những đảng thân hữu, cả bên trong và bên ngoài liên minh. Chúng ta không nên lo lắng về điều này. Điều quan trọng, điều mà chúng ta bây giờ nên tập trung vào là xem đất nước này cần gì và cố gắng mang lại những bước tiến tăng trưởng lớn.”
Các nhà phân tích chính trị nói các đảng đối lập sẽ tiếp tục thúc đẩy một chiến dịch chống lại những cải cách trong lúc tìm cách lợi dụng sự phẫn nộ của dân chúng trươqc thềm một loạt các cuộc bầu cử cấp bang, và những cuộc bầu cử toàn quốc cuối năm nay.