Đường dẫn truy cập

Ấn Độ tặng tàu chiến Việt Nam khi hai nước thắt chặt quan hệ quốc phòng


Ấn Độ cho biết sẽ tặng tàu chiến hải quân cho Việt Nam trong tín hiệu mới nhất về việc thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa hai nước vốn có chung quan ngại về sự hung hăng của Trung Quốc.
Ấn Độ cho biết sẽ tặng tàu chiến hải quân cho Việt Nam trong tín hiệu mới nhất về việc thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa hai nước vốn có chung quan ngại về sự hung hăng của Trung Quốc.

Ấn Độ cho biết sẽ tặng tàu chiến hải quân cho Việt Nam trong tín hiệu mới nhất về việc thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa hai nước vốn có chung quan ngại về sự hung hăng của Trung Quốc, VOA News loan tin hôm 20/6.

Thông báo về việc New Delhi sẽ chuyển giao tàu hộ vệ tên lửa INS Kirpan của Ấn Độ cho hải quân Việt Nam được đưa ra sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh và người đồng cấp Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang, tại New Delhi hôm thứ Hai (19/6).

“Một tàu hộ tống tên lửa là một tàu chiến nhỏ được sử dụng chủ yếu cho mục đích phòng thủ bờ biển”, theo ông Rahul Bedi, một nhà phân tích quốc phòng độc lập.

Trong một tuyên bố, chính phủ Ấn Độ cho biết việc trao tặng tàu chiến này cho Hà Nội sẽ là “một dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao năng lực của Hải quân Nhân dân Việt Nam”.

Trọng tâm chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam là xây dựng quan hệ quân sự với New Delhi. Ông cũng thảo luận về cách tăng cường năng lực công nghiệp quốc phòng thông qua hợp tác nghiên cứu quốc phòng và sản xuất chung, theo tuyên bố.

Mặc dù hai nước đã có quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2016, nhưng mối quan hệ này mới đạt được động lực kể từ năm ngoái khi hai bên ký một hiệp ước hậu cần quân sự mang tính bước ngoặt, cho phép quân đội của họ sử dụng căn cứ của nhau để sửa chữa và bổ sung vật tư cũng như tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc sắp xếp các chuyến thăm của tàu chiến, máy bay quân sự và binh sĩ tới lãnh thổ của nhau. Ấn Độ cũng đã trao 12 xuồng hộ vệ cao tốc cho Việt Nam vào tháng 6 năm ngoái theo hạn mức tín dụng trị giá 100 triệu đôla được Ấn Độ gia hạn.

Việt Nam đàm phán mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos của Ấn Độ
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:47 0:00

Theo các nhà phân tích, xây dựng hợp tác quốc phòng với Việt Nam là một phần trong nỗ lực của New Delhi nhằm duy trì sự ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ấn Độ đã tham gia vào một cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc dọc theo biên giới tranh chấp ở dãy Himalaya trong ba năm qua và cũng lo ngại về dấu chân ngày càng mở rộng của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc đã xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các quốc gia như Sri Lanka, Myanmar và Pakistan.

Tại Hà Nội, có lo ngại về việc tàu chiến và tàu khảo sát của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Dựa trên những gì Bắc Kinh nói là các bản đồ cổ, Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông là lãnh thổ của họ, bao gồm các vùng biển mà Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác tuyên bố chủ quyền.

Tháng trước, Việt Nam kêu gọi Trung Quốc rút một tàu khảo sát và các tàu tuần duyên hộ tống đã đi vào vùng biển của Việt Nam. Các tàu này rời đi sau khi hoạt động được gần một tháng.

“Hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và thậm chí dọc biên giới Ấn Độ, đã gây báo động đối với mọi quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương về việc cần phải làm thế nào để tăng cường khả năng tốt nhất để đối phó với Trung Quốc”, theo Chintamani Mahapatra, người sáng lập Viện Nghiên cứu Ấn Độ Dương Thái Bình Dương Kalinga ở New Delhi. “Yếu tố cơ bản là Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo tới tất cả các quốc gia. Và vì không quốc gia nào có thể tự bảo vệ mình trước Bắc Kinh, nên lẽ tự nhiên là các cường quốc tầm trung như Ấn Độ, Việt Nam và Australia sẽ thiết lập quan hệ an ninh giữa họ với nhau và với một cường quốc lớn hơn như Hoa Kỳ để họ không bị Trung Quốc san bằng”.

Theo nhà phân tích quốc phòng Bedi, Ấn Độ cũng đã đề xuất bán các hệ thống tên lửa siêu thanh do nước này tự phát triển cho Việt Nam vài năm trước, nhưng tiến độ đạt được rất chậm.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG