Ấn Ðộ đang xúc tiến các biện pháp tăng cường xuất khẩu qua Iran trong lúc New Delhi tìm cách điều chỉnh thế bất quân bình mậu dịch với quốc gia đang bị tác động của các biện pháp chế tài. Ấn Ðộ đã cắt giảm lượng dầu xuất khẩu từ Tehran nhưng vẫn là khách hàng lớn thứ nhì của Iran về lượng dầu thô nhập. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Anjana Pasricha gửi về bài tường thuật sau đây.
Chính phủ Ấn Ðộ đang cho phép các thương gia bán hàng nhập từ các nước thứ ba qua Tehran nếu họ có thể thêm ít nhất 14 phần trăm trị giá vào các sản phẩm. Ấn Ðộ đang tìm các cách để tăng lượng hàng xuất khẩu qua Iran.
Trong một cố gắng khắc phục các vấn đề do các biện pháp chế tài Tây phương áp đặt đối với Iran, Ấn Ðộ đang trả tiền mua dầu cho Tehran một phần bằng đồng rupee của Ấn Ðộ. Nhưng bởi vì các vấn đề ngân hàng có liên quan đến chế tài, đồng rupee đã bị ứ đọng trong một ngân hàng của Ấn Ðộ. Một phần trong số tiền bằng rupee đó được Tehran sử dụng để mua những vật dụng của Ấn Ðộ không bị cấm theo lệnh chế tài. Nhưng tổng số lượng hàng xuất của Ấn Ðộ thấp hơn nhiều so với số lượng hàng nhập từ Iran.
Người đứng đầu Liên đoàn các Tổ chức Xuất khẩu Ấn Ðộ, Rafeeque Ahmed, hy vọng các biện pháp mới nhất nhằm tự do hóa mậu dịch với Iran sẽ đưa đến sự gia tăng đáng kể về lượng hàng xuất trong năm nay. Số hàng xuất khẩu của Ấn Ðộ lên tới chưa đầy 3 tỷ đôla trong năm ngoái, trong khi lượng dầu nhập tổng cộng vào khoảng 11 tỷ đôla.
Ấn Ðộ hiện xuất khẩu phần lớn là nông sản như gạo. Bà Ahmed nói Ấn Ðộ nay hy vọng sẽ đa dạng hóa qua các lãnh vực mới như hàng dệt may, máy móc và các sản phẩm tiêu thụ.
Ông Ahmed nói: “Chúng tôi cảm thấy một số hoá chất, linh kiện xe hơi, một số mặt hàng kỹ thuật, và các nhu cầu về gia dụng, đây là những món hàng có thể xuất. Với cơ sở này họ có thể xây dựng các dự án, tỷ như có nhu cầu lớn về các nhà máy xi-măng, và nhiều công nghiệp khác họ muốn chúng ta thiết lập ở Iran. Và có các công ty ở Ấn Ðộ có khả năng làm được, nhưng phải nhập một số bộ phận từ bên ngoài. Ðiều đó nay có thể thực hiện.”
Ngoài việc tăng cường quan hệ thưong mại, Ấn Ðộ cũng đã loan báo các kế hoạch đầu tư 100 triệu đôla để nâng cấp cảng Chabahar của Iran nằm ở Vịnh Oman.
Trong một chuyến thăm Iran hồi đầu tháng này, Bộ trưởng hàng hải Ấn Ðộ cho hay cảng này sẽ cung cấp một con đường trung chuyển an toàn và tiện dụng cho Trung Á qua các tuyến đường bộ và đường sắt được hoạch định. New Delhi đã bênh vực quyết định đầu tư vào cảng của Iran và nói rằng sẽ dành cho Ấn Ðộ sự tiếp cận dễ dàng đến Afghanistan, nơi Iran tham dự vào nhiều dự án tái thiết và hạ tầng cơ sở.
Nhiều chuyên gia cho rằng quyết định của Ấn Ðộ nâng cấp hải cảng cho Iran có ý đối đáp với Trung Quốc, nước đã giúp phát triển cảng Gwadar ở Pakistan, cách cảng Chabahar khoảng 70 kilomét. Cả hai cảng này được coi là mang ý nghĩa sách lược cho các tuyến thương giao thương.
Tuy đã cắt giảm lượng dầu nhập từ Iran dưới áp lực của Hoa Kỳ, Ấn Ðộ vẫn duy trì quan hệ thân thiện với Tehran.
Chính phủ Ấn Ðộ đang cho phép các thương gia bán hàng nhập từ các nước thứ ba qua Tehran nếu họ có thể thêm ít nhất 14 phần trăm trị giá vào các sản phẩm. Ấn Ðộ đang tìm các cách để tăng lượng hàng xuất khẩu qua Iran.
Trong một cố gắng khắc phục các vấn đề do các biện pháp chế tài Tây phương áp đặt đối với Iran, Ấn Ðộ đang trả tiền mua dầu cho Tehran một phần bằng đồng rupee của Ấn Ðộ. Nhưng bởi vì các vấn đề ngân hàng có liên quan đến chế tài, đồng rupee đã bị ứ đọng trong một ngân hàng của Ấn Ðộ. Một phần trong số tiền bằng rupee đó được Tehran sử dụng để mua những vật dụng của Ấn Ðộ không bị cấm theo lệnh chế tài. Nhưng tổng số lượng hàng xuất của Ấn Ðộ thấp hơn nhiều so với số lượng hàng nhập từ Iran.
Người đứng đầu Liên đoàn các Tổ chức Xuất khẩu Ấn Ðộ, Rafeeque Ahmed, hy vọng các biện pháp mới nhất nhằm tự do hóa mậu dịch với Iran sẽ đưa đến sự gia tăng đáng kể về lượng hàng xuất trong năm nay. Số hàng xuất khẩu của Ấn Ðộ lên tới chưa đầy 3 tỷ đôla trong năm ngoái, trong khi lượng dầu nhập tổng cộng vào khoảng 11 tỷ đôla.
Ấn Ðộ hiện xuất khẩu phần lớn là nông sản như gạo. Bà Ahmed nói Ấn Ðộ nay hy vọng sẽ đa dạng hóa qua các lãnh vực mới như hàng dệt may, máy móc và các sản phẩm tiêu thụ.
Ông Ahmed nói: “Chúng tôi cảm thấy một số hoá chất, linh kiện xe hơi, một số mặt hàng kỹ thuật, và các nhu cầu về gia dụng, đây là những món hàng có thể xuất. Với cơ sở này họ có thể xây dựng các dự án, tỷ như có nhu cầu lớn về các nhà máy xi-măng, và nhiều công nghiệp khác họ muốn chúng ta thiết lập ở Iran. Và có các công ty ở Ấn Ðộ có khả năng làm được, nhưng phải nhập một số bộ phận từ bên ngoài. Ðiều đó nay có thể thực hiện.”
Ngoài việc tăng cường quan hệ thưong mại, Ấn Ðộ cũng đã loan báo các kế hoạch đầu tư 100 triệu đôla để nâng cấp cảng Chabahar của Iran nằm ở Vịnh Oman.
Trong một chuyến thăm Iran hồi đầu tháng này, Bộ trưởng hàng hải Ấn Ðộ cho hay cảng này sẽ cung cấp một con đường trung chuyển an toàn và tiện dụng cho Trung Á qua các tuyến đường bộ và đường sắt được hoạch định. New Delhi đã bênh vực quyết định đầu tư vào cảng của Iran và nói rằng sẽ dành cho Ấn Ðộ sự tiếp cận dễ dàng đến Afghanistan, nơi Iran tham dự vào nhiều dự án tái thiết và hạ tầng cơ sở.
Nhiều chuyên gia cho rằng quyết định của Ấn Ðộ nâng cấp hải cảng cho Iran có ý đối đáp với Trung Quốc, nước đã giúp phát triển cảng Gwadar ở Pakistan, cách cảng Chabahar khoảng 70 kilomét. Cả hai cảng này được coi là mang ý nghĩa sách lược cho các tuyến thương giao thương.
Tuy đã cắt giảm lượng dầu nhập từ Iran dưới áp lực của Hoa Kỳ, Ấn Ðộ vẫn duy trì quan hệ thân thiện với Tehran.