NEW DELHI —
Ấn Độ cho biết họ sẽ tăng cường các mối liên hệ hàng không và hàng hải với Mỹ châu La tinh và thương lượng thêm các hiệp ước tự do mậu dịch, với hy vọng tăng gấp đôi kim ngạch thương mại với khu vực này.
Kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ với các nước như Brazil, Mexico và Colombia đã tăng tới mức gần 30 tỉ đôla từ con số 2 tỉ đôla của năm 2010.
Đây là một sự tăng trưởng rất lớn nhưng các chuyên gia thương mại nói rằng sự gia tăng này vẫn còn thấp hơn tiềm năng rất nhiều.
Ông R. Vishwananthan là cựu Đại sứ Ấn Độ ở Argentina, Paraguay và Uruguay. Ông cho biết Ấn Độ có thể có được phần lớn những thứ mà họ cần như lương thực và năng lượng từ khu vực Mỹ châu La tinh có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Ông nói:
"Đối với việc nhập khẩu của chúng tôi, Mỹ châu La tinh có những gì mà chúng tôi cần. 3 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của chúng tôi là dầu lửa, dầu ăn và khoáng sản. Và nhu cầu các mặt hàng này ở Ấn Độ mỗi ngày một tăng vì dân số đang gia tăng."
Tại một cuộc hội thảo ở Hyderabad hồi đầu tuần này, các giới chức Ấn Độ nói rằng thương mại với Mỹ châu La tinh gặp phải trở ngại vì một số yếu tố, như thuế xuất nhập khẩu ở mức cao và tình trạng yếu kém của các mối liên hệ hàng không hàng hải.
Họ cho biết Ấn Độ sẽ giải quyết những vấn đề này trong lúc tìm cách tăng gấp đôi kim ngạch thương mại với Mỹ châu La tinh trong năm năm tới đây.
Ấn Độ muốn thiết lập tuyến hàng hải trực tiếp với những nước như Brazil để thời gian vận chuyển có thể giảm xuống còn 30 ngày thay vì 45 ngày như hiện nay.
Hiện cũng có một kế hoạch để hãng hàng không quốc gia Ấn Độ thiết lập đường bay thẳng tới Panama. Ấn Độ còn dự trù nới lỏng các luật lệ về thị thực nhập cảnh với những nước trong khu vực và đang điều đình các hiệp định thương mại tự do với Mexico và Peru.
Các nhà phân tích thương mại cho hay việc cải thiện mối liên hệ hàng không hàng hải sẽ giúp ích rất nhiều cho mục tiêu tăng cường quan hệ thương mại.
Họ nêu ra sự kiện là nhờ vào những mối liên hệ giao thông tốt hơn mà kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Mỹ châu La tinh cao hơn Ấn Độ gấp 10 lần.
Ông Rupa Chanda, giáo sư kinh tế học của Học viện Quản lý Ấn Độ ở Bangalore, cho biết như sau:
"Khoảng cách nắm giữ một vai trò quan trọng. Trung Quốc có những tuyến hàng hải rất tốt với những nước đó thông qua Kênh đào Panama. Chúng tôi không có. Khu vực vận chuyển đường biển của chúng tôi không được mạnh và chi phí vận tải rất cao."
Các công ty Ấn Độ đã giành được một chỗ đứng ở Mỹ châu La tinh. Trong vài năm gân đây họ đã đầu tư 16 tỉ đôla vào các ngành như công nghệ thông tin, năng lượng và dược phẩm.
Một số công ty trong khu vực nông nghiệp cũng bị lôi cuốn bởi quỹ đất phong phú và nguồn nước dồi dào ở các nước Mỹ châu La tinh. Một công ty của Ấn Độ giờ đây là một trong 5 công ty sản xuất đường lớn nhất ở Brazil.
Các chuyên gia thương mại nói rằng trong lúc tăng trưởng kinh tế ở Âu châu và Hoa Kỳ bị chậm lại, các nền kinh tế đang trỗi dậy ở Mỹ châu La tinh là một biên cương mới cho các công ty Ấn Độ.
Kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ với các nước như Brazil, Mexico và Colombia đã tăng tới mức gần 30 tỉ đôla từ con số 2 tỉ đôla của năm 2010.
Đây là một sự tăng trưởng rất lớn nhưng các chuyên gia thương mại nói rằng sự gia tăng này vẫn còn thấp hơn tiềm năng rất nhiều.
Ông R. Vishwananthan là cựu Đại sứ Ấn Độ ở Argentina, Paraguay và Uruguay. Ông cho biết Ấn Độ có thể có được phần lớn những thứ mà họ cần như lương thực và năng lượng từ khu vực Mỹ châu La tinh có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Ông nói:
"Đối với việc nhập khẩu của chúng tôi, Mỹ châu La tinh có những gì mà chúng tôi cần. 3 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của chúng tôi là dầu lửa, dầu ăn và khoáng sản. Và nhu cầu các mặt hàng này ở Ấn Độ mỗi ngày một tăng vì dân số đang gia tăng."
Tại một cuộc hội thảo ở Hyderabad hồi đầu tuần này, các giới chức Ấn Độ nói rằng thương mại với Mỹ châu La tinh gặp phải trở ngại vì một số yếu tố, như thuế xuất nhập khẩu ở mức cao và tình trạng yếu kém của các mối liên hệ hàng không hàng hải.
Họ cho biết Ấn Độ sẽ giải quyết những vấn đề này trong lúc tìm cách tăng gấp đôi kim ngạch thương mại với Mỹ châu La tinh trong năm năm tới đây.
Ấn Độ muốn thiết lập tuyến hàng hải trực tiếp với những nước như Brazil để thời gian vận chuyển có thể giảm xuống còn 30 ngày thay vì 45 ngày như hiện nay.
Hiện cũng có một kế hoạch để hãng hàng không quốc gia Ấn Độ thiết lập đường bay thẳng tới Panama. Ấn Độ còn dự trù nới lỏng các luật lệ về thị thực nhập cảnh với những nước trong khu vực và đang điều đình các hiệp định thương mại tự do với Mexico và Peru.
Các nhà phân tích thương mại cho hay việc cải thiện mối liên hệ hàng không hàng hải sẽ giúp ích rất nhiều cho mục tiêu tăng cường quan hệ thương mại.
Họ nêu ra sự kiện là nhờ vào những mối liên hệ giao thông tốt hơn mà kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Mỹ châu La tinh cao hơn Ấn Độ gấp 10 lần.
Ông Rupa Chanda, giáo sư kinh tế học của Học viện Quản lý Ấn Độ ở Bangalore, cho biết như sau:
"Khoảng cách nắm giữ một vai trò quan trọng. Trung Quốc có những tuyến hàng hải rất tốt với những nước đó thông qua Kênh đào Panama. Chúng tôi không có. Khu vực vận chuyển đường biển của chúng tôi không được mạnh và chi phí vận tải rất cao."
Các công ty Ấn Độ đã giành được một chỗ đứng ở Mỹ châu La tinh. Trong vài năm gân đây họ đã đầu tư 16 tỉ đôla vào các ngành như công nghệ thông tin, năng lượng và dược phẩm.
Một số công ty trong khu vực nông nghiệp cũng bị lôi cuốn bởi quỹ đất phong phú và nguồn nước dồi dào ở các nước Mỹ châu La tinh. Một công ty của Ấn Độ giờ đây là một trong 5 công ty sản xuất đường lớn nhất ở Brazil.
Các chuyên gia thương mại nói rằng trong lúc tăng trưởng kinh tế ở Âu châu và Hoa Kỳ bị chậm lại, các nền kinh tế đang trỗi dậy ở Mỹ châu La tinh là một biên cương mới cho các công ty Ấn Độ.