NEW DELHI —
Một phúc trình mới cho biết Ấn Độ dẫn đầu thế giới về con số tử vong cao nhất các trẻ em vừa mới sinh ra trong 24 giờ đầu tiên-hơn 300.000 em mỗi năm. Thông tín viên Đài VOA Aru Pande từ New Delhi tìm hiểu nguyên nhân gây nên tỉ lệ tử vong các trẻ em sơ sinh cao của Ấn Độ.
Bà Afsana Begum mất đứa con trai thứ hai vì bệnh vàng da, chỉ một tháng sau khi sanh tại một khu ổ chuột.
Hiện nay bà lại mang thai. Bà nói bà sẽ đảm bảo con bà vào đời trong một môi trường an toàn hơn.
“Nếu sanh con tại nhà, đứa bé chỉ được chích ngừa bệnh uốn ván. Nếu sanh tại bệnh viện, đứa bé sẽ được chính ngừa các loại bệnh. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ tốt nhất là nên vào bệnh viện.”
Đây là thông điệp tổ chức Cứu Trẻ em muốn nhiều phụ nữ sắp làm mẹ được nghe.
Tổ chức phi chính phủ quốc tế trong tuần này báo động trong phúc trình hàng năm về Tình trạng các bà mẹ trên thế giới. Phúc trình cho biết Ấn Độ chiếm 29% số tử vong của các trẻ sơ sanh mới một ngày tuổi trên toàn thế giới.
Ba nguyên nhân chính gây nên tử vong của các em mới sanh là sanh thiếu tháng, bị nhiễm trùng nghiêm trọng, và biến chứng trong khi sanh. Tổ chức Cứu Trẻ em nói chỉ 3 nguyên nhân này không thôi đã chiếm 80% tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh trên toàn thế giới.
Tại Ấn Độ, một trong những thách thức chính là thiếu tiếp cận với việc chăm sóc y tế thích hợp, gồm có những nhân viên y tế được huấn luyện chu đáo và những cơ sở thích hợp cho việc sanh nở.
Tổ chức Cứu Trẻ em gởi một bệnh xá lưu động đến khu ổ chuột tại phía bắc New Delhi mỗi tuần một lần để các phụ nữ mang thai, bình thường phải đi từ 10 đến 15 kilômét đến một bệnh viện gần nhất, có thể gặp bác sĩ Veena Dhawan để được khám thai trước khi sanh và được học về những vấn đề căn bản có thể giúp cứu sinh mạng của một em bé.
Bác sĩ Dhawan nói: “Những phụ nữ có mang này không biết là phải có chế độ dinh dưỡng tốt và phải đến ghi tên vào bệnh viện để việc sanh nở được an toàn trong một bệnh viện. Những phụ nữ này thường sanh tại nhà không có đủ phương tiện và các trẻ sơ sanh thường chết vì nhiễm trùng.”
Tổ chức Cứu Trẻ em nói chính phủ phải tăng cường việc chống lại tỷ lệ tử vong cao của trẻ sơ sinh tại Nam Á, bằng cách giải quyết những vấn đề như là suy dinh dưỡng kinh niên. Tổ chức này nói có hơn 1.000 trẻ sơ sinh chết mỗi ngày tại Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh vì những nguyên nhân có thể phòng ngừa được.
Bà Prema Sagar có mặt tại bệnh viện trong ngày này để đảm bảo con của bà không trở thành một thống kê.
“Tôi muốn con tôi sanh ra khỏe mạnh và tôi sanh bình thường. Đây là lần mang thai đầu tiên của tôi, và tôi muốn con tôi sanh ra trong một bệnh viện.”
Tại Ấn Độ, sự cách biệt giàu nghèo tạo nên một thách thức lớn. Trong phúc trình, Tổ chức Cứu Trẻ em nói nếu tất cả trẻ sơ sinh trong nước có được cơ hội sống còn như những gia đình giàu có Ấn Độ, sẽ có thêm gần 360.000 trẻ sơ sinh sống sót mỗi năm.
Bà Afsana Begum mất đứa con trai thứ hai vì bệnh vàng da, chỉ một tháng sau khi sanh tại một khu ổ chuột.
Hiện nay bà lại mang thai. Bà nói bà sẽ đảm bảo con bà vào đời trong một môi trường an toàn hơn.
“Nếu sanh con tại nhà, đứa bé chỉ được chích ngừa bệnh uốn ván. Nếu sanh tại bệnh viện, đứa bé sẽ được chính ngừa các loại bệnh. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ tốt nhất là nên vào bệnh viện.”
Đây là thông điệp tổ chức Cứu Trẻ em muốn nhiều phụ nữ sắp làm mẹ được nghe.
Tổ chức phi chính phủ quốc tế trong tuần này báo động trong phúc trình hàng năm về Tình trạng các bà mẹ trên thế giới. Phúc trình cho biết Ấn Độ chiếm 29% số tử vong của các trẻ sơ sanh mới một ngày tuổi trên toàn thế giới.
Ba nguyên nhân chính gây nên tử vong của các em mới sanh là sanh thiếu tháng, bị nhiễm trùng nghiêm trọng, và biến chứng trong khi sanh. Tổ chức Cứu Trẻ em nói chỉ 3 nguyên nhân này không thôi đã chiếm 80% tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh trên toàn thế giới.
Tại Ấn Độ, một trong những thách thức chính là thiếu tiếp cận với việc chăm sóc y tế thích hợp, gồm có những nhân viên y tế được huấn luyện chu đáo và những cơ sở thích hợp cho việc sanh nở.
Tổ chức Cứu Trẻ em gởi một bệnh xá lưu động đến khu ổ chuột tại phía bắc New Delhi mỗi tuần một lần để các phụ nữ mang thai, bình thường phải đi từ 10 đến 15 kilômét đến một bệnh viện gần nhất, có thể gặp bác sĩ Veena Dhawan để được khám thai trước khi sanh và được học về những vấn đề căn bản có thể giúp cứu sinh mạng của một em bé.
Bác sĩ Dhawan nói: “Những phụ nữ có mang này không biết là phải có chế độ dinh dưỡng tốt và phải đến ghi tên vào bệnh viện để việc sanh nở được an toàn trong một bệnh viện. Những phụ nữ này thường sanh tại nhà không có đủ phương tiện và các trẻ sơ sanh thường chết vì nhiễm trùng.”
Tổ chức Cứu Trẻ em nói chính phủ phải tăng cường việc chống lại tỷ lệ tử vong cao của trẻ sơ sinh tại Nam Á, bằng cách giải quyết những vấn đề như là suy dinh dưỡng kinh niên. Tổ chức này nói có hơn 1.000 trẻ sơ sinh chết mỗi ngày tại Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh vì những nguyên nhân có thể phòng ngừa được.
Bà Prema Sagar có mặt tại bệnh viện trong ngày này để đảm bảo con của bà không trở thành một thống kê.
“Tôi muốn con tôi sanh ra khỏe mạnh và tôi sanh bình thường. Đây là lần mang thai đầu tiên của tôi, và tôi muốn con tôi sanh ra trong một bệnh viện.”
Tại Ấn Độ, sự cách biệt giàu nghèo tạo nên một thách thức lớn. Trong phúc trình, Tổ chức Cứu Trẻ em nói nếu tất cả trẻ sơ sinh trong nước có được cơ hội sống còn như những gia đình giàu có Ấn Độ, sẽ có thêm gần 360.000 trẻ sơ sinh sống sót mỗi năm.