Tay đua xe đạp người Mỹ bị thất sủng Lance Armstrong vừa mất đi một số nhà tài trợ lớn vào ngày hôm qua, cùng ngày anh từ chức chủ tịch quỹ từ thiện mà anh đã lập ra để quyên tiền cho công cuộc nghiên cứu ung thư.
Công ty sản xuất quần áo giày dép thể thao Nike đã thông báo loại Armstrong khỏi vị trí phát ngôn viên của mình "do những bằng chứng gần như không thể chối cãi" cho thấy anh đã sử dụng loại thuốc cải thiện thành tích thi đấu bất hợp pháp và đánh lạc hướng công ty trong nhiều năm qua.
Công ty sản xuất bia Anheuser-Busch, công ty sản xuất thức uống tăng năng lượng FRS, và công ty sản xuất xe đạp Trek cũng hủy hợp đồng quảng cáo của họ với Armstrong.
Trong khi các nhà tài trợ cắt đứt quan hệ với tay đua xe đạp này, Armstrong đã từ chức chủ tịch của quỹ Livestrong mà anh sáng thành lập cách đây 15 năm sau khi trải qua căn bệnh ung thư tinh hoàn.
Amstrong nói anh muốn tránh cho tổ chức này “bất kỳ tác động tiêu cực nào” từ vụ bê bối.
Quỹ này đã bán được hơn 80 triệu vòng đeo tay cao su màu vàng với dòng chữ “Livestrong,” là biểu tượng cho cuộc chiến chống lại bệnh ung thư. Nhiều công ty loại Armstrong khỏi vị trí phát ngôn viên cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ cho quỹ từ thiện này.
Armstrong lại bị Cơ quan Chống Doping của Mỹ cấm thi đấu thể thao đến suốt đời và bị tước hết các danh hiệu vô địch giải đua xe đạp Tour de France trong 7 năm liên tiếp từ năm 1999 đến năm 2005.
Cơ quan dẫn lý do có "vô số những vi phạm chống doping" của Armstrong, bao gồm việc "mua bán và cung cấp các sản phẩm doping cho những người khác."
Cơ quan này công bố 1,000 báo cáo với bằng chứng phát hiện được trong quá trình điều tra Armstrong, bao gồm lời khai của 11 đồng đội cũ.
Từ nhiều năm nay, Armstrong đã phủ nhận những cáo buộc này và nói rằng anh chưa bao giờ xét nghiệm dương tính với chất cấm trong suốt sự nghiệp của mình.
Trước khi cơ quan USADA công bố báo cáo của mình, Armstrong thông báo anh sẽ thôi không phản bác những cáo buộc.
Liên đoàn đua xe đạp quốc tế, cơ quan quản lý môn thể thao này, chưa quyết định sẽ công nhận báo cáo của USADA, hoặc đưa vụ việc ra Tòa án Trọng tài Thể thao hay không.
Công ty sản xuất quần áo giày dép thể thao Nike đã thông báo loại Armstrong khỏi vị trí phát ngôn viên của mình "do những bằng chứng gần như không thể chối cãi" cho thấy anh đã sử dụng loại thuốc cải thiện thành tích thi đấu bất hợp pháp và đánh lạc hướng công ty trong nhiều năm qua.
Công ty sản xuất bia Anheuser-Busch, công ty sản xuất thức uống tăng năng lượng FRS, và công ty sản xuất xe đạp Trek cũng hủy hợp đồng quảng cáo của họ với Armstrong.
Trong khi các nhà tài trợ cắt đứt quan hệ với tay đua xe đạp này, Armstrong đã từ chức chủ tịch của quỹ Livestrong mà anh sáng thành lập cách đây 15 năm sau khi trải qua căn bệnh ung thư tinh hoàn.
Amstrong nói anh muốn tránh cho tổ chức này “bất kỳ tác động tiêu cực nào” từ vụ bê bối.
Quỹ này đã bán được hơn 80 triệu vòng đeo tay cao su màu vàng với dòng chữ “Livestrong,” là biểu tượng cho cuộc chiến chống lại bệnh ung thư. Nhiều công ty loại Armstrong khỏi vị trí phát ngôn viên cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ cho quỹ từ thiện này.
Armstrong lại bị Cơ quan Chống Doping của Mỹ cấm thi đấu thể thao đến suốt đời và bị tước hết các danh hiệu vô địch giải đua xe đạp Tour de France trong 7 năm liên tiếp từ năm 1999 đến năm 2005.
Cơ quan dẫn lý do có "vô số những vi phạm chống doping" của Armstrong, bao gồm việc "mua bán và cung cấp các sản phẩm doping cho những người khác."
Cơ quan này công bố 1,000 báo cáo với bằng chứng phát hiện được trong quá trình điều tra Armstrong, bao gồm lời khai của 11 đồng đội cũ.
Từ nhiều năm nay, Armstrong đã phủ nhận những cáo buộc này và nói rằng anh chưa bao giờ xét nghiệm dương tính với chất cấm trong suốt sự nghiệp của mình.
Trước khi cơ quan USADA công bố báo cáo của mình, Armstrong thông báo anh sẽ thôi không phản bác những cáo buộc.
Liên đoàn đua xe đạp quốc tế, cơ quan quản lý môn thể thao này, chưa quyết định sẽ công nhận báo cáo của USADA, hoặc đưa vụ việc ra Tòa án Trọng tài Thể thao hay không.