Cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã bị lãnh bản án tù chung thân vì tội đồng lõa giết người biểu tình chống chính phủ trong cuộc nổi dậy năm 2011, nhưng ông được tha bổng về các tội danh tham nhũng. Nhiều đám đông đã tụ họp tại quảng trừơng Tahrir ở thủ đô Cairo để phản đối các phán quyết nửa vời này.
Xin bà cho biết về tâm trạng và phản ứng của công chúng đối với phán quyết trong vụ xử ông Mubarak?
Sau những phút vui mừng ban đầu khi tòa phán quyết là ông có tội đồng lõa trong các vụ sát nhân, dường như không khí lắng đọng trong giây lát để xem xét ý nghĩa đầy đủ trong vụ xử này như thế nào, đó là 6 người bị truy tố trong các vụ sát nhân diễn ra trong cuộc nổi dậy đã hoàn toàn trắng án. Hiện giờ thì công chúng đang tụ tập ở quảng trường Tahrir. Đám đông lên tới nhiều ngàn người. Họ phất cờ Ai Cập. Họ đang hô to khẩu hiệu đòi thanh lọc cơ chế tư pháp. Họ đang đòi mở lại các vụ án. Và những người kéo đến đó biểu tình thuộc rất nhiều tầng lớp dân chúng.
Có phản ứng đặc biệt nào trước những phán quyết này từ cả những nhân vật ủng hộ cũng như chống đối ông Mubarak hay không?
Có chứ, nhất là từ các tổ chức Hồi giáo. Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo đang tham gia vào các cuộc biểu tình đang diễn ra tại Quảng trường Tahrir ở Cairo, ở Alexandria cũng như ở Suez. Cả hai thành phố này cũng rất sôi động trong vụ nổi dậy chống ông Mubarak. Chúng tôi có được những tuyên bố từ tổ chức huynh Đệ Hồi Giáo và tổ chức Gama al-Islamiyya, những tổ chức cực đoan hơn, muốn vụ án được xử lại.
Tại sao hai nhóm này lại muốn xử lại?
Họ muốn thấy có thêm nhiều bằng chứng vững mạnh. Họ cảm thấy hệ thống tư pháp cần phải hoàn toàn được thanh lọc, không có liên hệ gì với chính phủ cũ nữa. Họ muốn thấy một chiều hướng hòan toàn mới trong việc xử án, xét đến tất cả mọi tội ác đã vi phạm không chỉ trong cuộc nổi dậy, mà là toàn bộ trên 30 năm cầm quyền của chính phủ Mubarak.
Viễn ảnh tương lai của ông Mubarak ra sao ?
Tuy ông đã bị tòa kết án chung thân, nhưng vì những bằng chứng không đủ mạnh, và ông có thể kháng án, nên cũng có cơ là ông sẽ thoát và bản án hiện nay chưa phải là đã kết thúc vụ xét xử.
Xin bà cho biết về tâm trạng và phản ứng của công chúng đối với phán quyết trong vụ xử ông Mubarak?
Sau những phút vui mừng ban đầu khi tòa phán quyết là ông có tội đồng lõa trong các vụ sát nhân, dường như không khí lắng đọng trong giây lát để xem xét ý nghĩa đầy đủ trong vụ xử này như thế nào, đó là 6 người bị truy tố trong các vụ sát nhân diễn ra trong cuộc nổi dậy đã hoàn toàn trắng án. Hiện giờ thì công chúng đang tụ tập ở quảng trường Tahrir. Đám đông lên tới nhiều ngàn người. Họ phất cờ Ai Cập. Họ đang hô to khẩu hiệu đòi thanh lọc cơ chế tư pháp. Họ đang đòi mở lại các vụ án. Và những người kéo đến đó biểu tình thuộc rất nhiều tầng lớp dân chúng.
Có phản ứng đặc biệt nào trước những phán quyết này từ cả những nhân vật ủng hộ cũng như chống đối ông Mubarak hay không?
Có chứ, nhất là từ các tổ chức Hồi giáo. Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo đang tham gia vào các cuộc biểu tình đang diễn ra tại Quảng trường Tahrir ở Cairo, ở Alexandria cũng như ở Suez. Cả hai thành phố này cũng rất sôi động trong vụ nổi dậy chống ông Mubarak. Chúng tôi có được những tuyên bố từ tổ chức huynh Đệ Hồi Giáo và tổ chức Gama al-Islamiyya, những tổ chức cực đoan hơn, muốn vụ án được xử lại.
Tại sao hai nhóm này lại muốn xử lại?
Họ muốn thấy có thêm nhiều bằng chứng vững mạnh. Họ cảm thấy hệ thống tư pháp cần phải hoàn toàn được thanh lọc, không có liên hệ gì với chính phủ cũ nữa. Họ muốn thấy một chiều hướng hòan toàn mới trong việc xử án, xét đến tất cả mọi tội ác đã vi phạm không chỉ trong cuộc nổi dậy, mà là toàn bộ trên 30 năm cầm quyền của chính phủ Mubarak.
Viễn ảnh tương lai của ông Mubarak ra sao ?
Tuy ông đã bị tòa kết án chung thân, nhưng vì những bằng chứng không đủ mạnh, và ông có thể kháng án, nên cũng có cơ là ông sẽ thoát và bản án hiện nay chưa phải là đã kết thúc vụ xét xử.