Bộ trưởng Thông tin và Văn hóa Afghanistan nói chính phủ nước ông quyết tâm bảo vệ tự do ngôn luận và tự do báo chí, ngay cả sau khi cộng đồng quốc tế rời khỏi Afghanistan.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban tiếng Afghanistan của đài VOA, ông Said Makhdoom Raheen nói một dự thảo luật truyền thông mới sẽ giúp thực hiện cam kết này, và giúp Đài Phát thanh -Truyền hình Afghanistan do nhà nước điều hành và Thông tấn xã Bakhtar trở thành các cơ quan truyền thanh truyền hình công không nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ và Bộ Văn hóa Thông Tin Afghanistan.
Tuy nhiên Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch và các tổ chức truyền thông quốc tế đã nêu lên những quan ngại về nhiều điều khoản ghi trong dự luật.
Những quan ngại này gồm có việc bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để xử lý các trường hợp truyền thông và thành phần của một cơ quan ban hành những qui định để giám sát báo chí.
Biện pháp này sẽ hạn chế các chương trình truyền thanh truyền hình nước ngoài tại Afghanistan.
Cuối tháng qua, phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Afghanistan đã triệu tập khoảng 100 nhà báo và đại diện các tổ chức truyền thông về thủ đô Kabul, để thảo luận về dự thảo luật và soạn thảo những ý kiến chung để đệ trình lên chính phủ.
Một viên chức thuộc Bộ Thông tin và Văn hóa Afghanistan nói những lo sợ về dự luật truyền thông là “vô căn cứ”, ông nói luật này sẽ mang lại “nhiều quyền tự do hơn.”
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài VOA, Bộ trưởng Raheen nhấn mạnh luật này hiện còn trong giai đoạn được soạn thảo và “nếu xét thấy có điều gì không có lợi cho tự do ngôn luận, thì điều đó có thể bị cắt bỏ.”
Ông hoan nghênh những ý kiến đóng góp của các nhà báo và xã hội dân sự.
Trong phúc trình mới nhất về chỉ số Tự do Báo chí Thế giới, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Afghanistan thứ 150 trong tổng cộng 179 quốc gia, đơn cử các mối đe dọa bạo động từ các phần tử cực đoan và các tổ chức chính trị, là mối quan tâm chính yếu đối với các nhà báo.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban tiếng Afghanistan của đài VOA, ông Said Makhdoom Raheen nói một dự thảo luật truyền thông mới sẽ giúp thực hiện cam kết này, và giúp Đài Phát thanh -Truyền hình Afghanistan do nhà nước điều hành và Thông tấn xã Bakhtar trở thành các cơ quan truyền thanh truyền hình công không nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ và Bộ Văn hóa Thông Tin Afghanistan.
Tuy nhiên Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch và các tổ chức truyền thông quốc tế đã nêu lên những quan ngại về nhiều điều khoản ghi trong dự luật.
Những quan ngại này gồm có việc bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để xử lý các trường hợp truyền thông và thành phần của một cơ quan ban hành những qui định để giám sát báo chí.
Biện pháp này sẽ hạn chế các chương trình truyền thanh truyền hình nước ngoài tại Afghanistan.
Cuối tháng qua, phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Afghanistan đã triệu tập khoảng 100 nhà báo và đại diện các tổ chức truyền thông về thủ đô Kabul, để thảo luận về dự thảo luật và soạn thảo những ý kiến chung để đệ trình lên chính phủ.
Một viên chức thuộc Bộ Thông tin và Văn hóa Afghanistan nói những lo sợ về dự luật truyền thông là “vô căn cứ”, ông nói luật này sẽ mang lại “nhiều quyền tự do hơn.”
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài VOA, Bộ trưởng Raheen nhấn mạnh luật này hiện còn trong giai đoạn được soạn thảo và “nếu xét thấy có điều gì không có lợi cho tự do ngôn luận, thì điều đó có thể bị cắt bỏ.”
Ông hoan nghênh những ý kiến đóng góp của các nhà báo và xã hội dân sự.
Trong phúc trình mới nhất về chỉ số Tự do Báo chí Thế giới, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Afghanistan thứ 150 trong tổng cộng 179 quốc gia, đơn cử các mối đe dọa bạo động từ các phần tử cực đoan và các tổ chức chính trị, là mối quan tâm chính yếu đối với các nhà báo.