Trong thời gian vài tuần lễ, chỉ tệ của Afghanistan đã mất nhiều điểm so với đồng đôla Mỹ. Các giới chức chính phủ và dân đổi tiền nói rằng các doanh gia Iran, thích trữ ngoại tệ trong tình trạng bị quốc tế chế tài, đang thu mua đồng đôla trong nền kinh tế Afghanistan và khiến chỉ tệ của Afghanistan mất giá.
Chợ đổi tiền chính ở thủ đô Kabul, Afghanistan, nằm trên những con đường phố, lối đi của một khu chợ trời, với hàng chục nhà buôn ngồi trước những đống tiền mặt của các quốc gia khác nhau.
Tỉ giá ngoại tệ được định đoạt bởi nhu cầu và nguồn cung theo ngày. Đồng đôla được trao đổi nhanh chóng ở đây.
Người đứng đầu Cục Ngoại hối của Afghanistan, Haji Najeeb Ullah Akhtary, nói rằng giao dịch đồng đôla quá nhanh khiến trị giá đồng nội tệ của Afghanistan sụt giảm.
Theo ông, phần lớn áp lực đến từ nước láng giềng Iran, nơi mà các biện pháp trừng phạt quốc tế và cấm vận giao dịch ngân hàng đang được áp đặt nhằm gây sức ép buộc Iran phải tuân thủ hoạt động thanh sát chương trình vũ khí hạt nhân gây nhiều nghi ngờ của mình. Ông này cho biết:
“Các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran đang ảnh hưởng đến chúng tôi. Chúng tôi có đường biên giới dài với Iran và các nhà buôn đang mang đồng nội tệ của Iran tới vì không cách gì họ có thể đổi ngoại tệ ở Iran được.
Giới chức Bộ Tài chính Mỹ đã kêu gọi thương nhân Afghanistan không được trao đổi đồng đôla với Iran. Nhưng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Afghanistan, Noorullah Delawari, nói rằng hoạt động giao dịch đồng đôla bất hợp pháp vẫn tiếp diễn bất chấp những hạn chế. Ông giải thích:
"Vì những áp lực bên ngoài hoặc nhu cầu ngoại tệ, chúng tôi thấy nguồn ngoại tệ từ thị trường của mình đang bị thất thoát. Lượng ngoại tệ hơn hạn mức 20.000 đôla đang được tuồn ra bên ngoài. Chúng tôi đang làm việc với các tỉnh trưởng trong vùng để ngăn chặn điều này. Và chỉ trong tháng này thôi chúng tôi đã ghi nhận hơn 5 vụ việc mà trong đó những kẻ xấu đã bị bắt vì đưa lậu tiền ra khỏi nước riêng ở tỉnh Herat."
Tỉnh Herat giáp biên giới phía tây của Afghanistan với Iran.
Kim ngạch thương mại giữa Iran và Afghanistan ước tính khoảng 2 tỉ đôla mỗi năm, nhưng tuyệt đại đa số là xuất khẩu của Iran. Những hải cảng Iran cũng là đầu mối thương mại quan trọng cho Afghanistan được bao quanh bởi đất liền. Một lựa chọn thay thế khác của Afghanistan là đi qua các hải cảng của Pakistan, nhưng quan hệ căng thẳng giữa hai nước khiến Kabul muốn để các lựa chọn của mình rộng mở.
Thứ trưởng Thương mại Muzamel Shinwari nói các biện pháp trừng phạt Iran cấm không cho ngân hàng của Afghanistan giao dịch với lĩnh vực ngân hàng của Iran đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Afghanistan một cách tổng quát. Các công ty nước ngoài bị phát hiện làm ăn với các công ty Iran có thể phải chịu trừng phạt.
Những hạn chế này là đặc biệt khó khăn cho Afghanistan ở việc nhập khẩu nhiên liệu.
Các giới chức Afghanistan cho biết họ chủ yếu nhập khẩu nhiên liệu từ Turkmenistan, Iraq và Iran. Giới chức nói rằng vì có các biện pháp trừng phạt quốc tế nên giá nhiên liệu của Iran khá rẻ, và điều này khuyến khích việc buôn lậu.
Nhưng ông Shinwari lo ngại rằng nếu các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran được thắt chặt và các doanh nghiệp Afghanistan bị trừng phạt, điều này càng làm tổn hại nền kinh tế vốn đã mong manh của nước này. Ông nói:
"Bây giờ khi nhiên liệu cũng hứng chịu trừng phạt thì chúng tôi càng gặp phải vấn đề lớn hơn đối với chúng tôi, và chúng tôi đang đàm phán với chính phủ Mỹ về việc làm thế nào để giải quyết tốt hơn vấn đề này, vì chúng tôi không sản xuất nhiên liệu ở trong nước. Và nếu chúng tôi ngừng nhập khẩu nhiên liệu từ Iran thì sẽ gây nên một cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước, và sẽ dẫn đến khủng hoảng chính trị, rồi bất ổn trong khu vực."
Trong khi Kabul đã chuẩn bị cho việc lực lượng quốc tế rút quân vào năm 2014, các biện pháp trừng phạt đang nhằm vào Iran có phần chắc sẽ dồn khó khăn cho nền kinh tế mong manh của Afghanistan.
Chợ đổi tiền chính ở thủ đô Kabul, Afghanistan, nằm trên những con đường phố, lối đi của một khu chợ trời, với hàng chục nhà buôn ngồi trước những đống tiền mặt của các quốc gia khác nhau.
Tỉ giá ngoại tệ được định đoạt bởi nhu cầu và nguồn cung theo ngày. Đồng đôla được trao đổi nhanh chóng ở đây.
Người đứng đầu Cục Ngoại hối của Afghanistan, Haji Najeeb Ullah Akhtary, nói rằng giao dịch đồng đôla quá nhanh khiến trị giá đồng nội tệ của Afghanistan sụt giảm.
Theo ông, phần lớn áp lực đến từ nước láng giềng Iran, nơi mà các biện pháp trừng phạt quốc tế và cấm vận giao dịch ngân hàng đang được áp đặt nhằm gây sức ép buộc Iran phải tuân thủ hoạt động thanh sát chương trình vũ khí hạt nhân gây nhiều nghi ngờ của mình. Ông này cho biết:
“Các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran đang ảnh hưởng đến chúng tôi. Chúng tôi có đường biên giới dài với Iran và các nhà buôn đang mang đồng nội tệ của Iran tới vì không cách gì họ có thể đổi ngoại tệ ở Iran được.
Giới chức Bộ Tài chính Mỹ đã kêu gọi thương nhân Afghanistan không được trao đổi đồng đôla với Iran. Nhưng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Afghanistan, Noorullah Delawari, nói rằng hoạt động giao dịch đồng đôla bất hợp pháp vẫn tiếp diễn bất chấp những hạn chế. Ông giải thích:
"Vì những áp lực bên ngoài hoặc nhu cầu ngoại tệ, chúng tôi thấy nguồn ngoại tệ từ thị trường của mình đang bị thất thoát. Lượng ngoại tệ hơn hạn mức 20.000 đôla đang được tuồn ra bên ngoài. Chúng tôi đang làm việc với các tỉnh trưởng trong vùng để ngăn chặn điều này. Và chỉ trong tháng này thôi chúng tôi đã ghi nhận hơn 5 vụ việc mà trong đó những kẻ xấu đã bị bắt vì đưa lậu tiền ra khỏi nước riêng ở tỉnh Herat."
Tỉnh Herat giáp biên giới phía tây của Afghanistan với Iran.
Kim ngạch thương mại giữa Iran và Afghanistan ước tính khoảng 2 tỉ đôla mỗi năm, nhưng tuyệt đại đa số là xuất khẩu của Iran. Những hải cảng Iran cũng là đầu mối thương mại quan trọng cho Afghanistan được bao quanh bởi đất liền. Một lựa chọn thay thế khác của Afghanistan là đi qua các hải cảng của Pakistan, nhưng quan hệ căng thẳng giữa hai nước khiến Kabul muốn để các lựa chọn của mình rộng mở.
Thứ trưởng Thương mại Muzamel Shinwari nói các biện pháp trừng phạt Iran cấm không cho ngân hàng của Afghanistan giao dịch với lĩnh vực ngân hàng của Iran đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Afghanistan một cách tổng quát. Các công ty nước ngoài bị phát hiện làm ăn với các công ty Iran có thể phải chịu trừng phạt.
Những hạn chế này là đặc biệt khó khăn cho Afghanistan ở việc nhập khẩu nhiên liệu.
Các giới chức Afghanistan cho biết họ chủ yếu nhập khẩu nhiên liệu từ Turkmenistan, Iraq và Iran. Giới chức nói rằng vì có các biện pháp trừng phạt quốc tế nên giá nhiên liệu của Iran khá rẻ, và điều này khuyến khích việc buôn lậu.
Nhưng ông Shinwari lo ngại rằng nếu các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran được thắt chặt và các doanh nghiệp Afghanistan bị trừng phạt, điều này càng làm tổn hại nền kinh tế vốn đã mong manh của nước này. Ông nói:
"Bây giờ khi nhiên liệu cũng hứng chịu trừng phạt thì chúng tôi càng gặp phải vấn đề lớn hơn đối với chúng tôi, và chúng tôi đang đàm phán với chính phủ Mỹ về việc làm thế nào để giải quyết tốt hơn vấn đề này, vì chúng tôi không sản xuất nhiên liệu ở trong nước. Và nếu chúng tôi ngừng nhập khẩu nhiên liệu từ Iran thì sẽ gây nên một cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước, và sẽ dẫn đến khủng hoảng chính trị, rồi bất ổn trong khu vực."
Trong khi Kabul đã chuẩn bị cho việc lực lượng quốc tế rút quân vào năm 2014, các biện pháp trừng phạt đang nhằm vào Iran có phần chắc sẽ dồn khó khăn cho nền kinh tế mong manh của Afghanistan.