Đường dẫn truy cập

Afghanistan truy nã nghi can giết người tại Kabul, kêu gọi bình tĩnh


Xe quân sự Mỹ trên đường dẫn đến Bộ Nội vụ Afghanistan ở Kabul, ngày 25/2/2012
Xe quân sự Mỹ trên đường dẫn đến Bộ Nội vụ Afghanistan ở Kabul, ngày 25/2/2012

Nhà chức trách Afghanistan đang truy nã một nhân viên tình báo Afghanistan bị tình nghi nổ súng trong khoảng cách rất ngắn giết hai sỹ quan Mỹ ở bên trong một trung tâm chỉ huy được canh gác chặt chẽ tại bộ Nội vụ ở Kabul hôm thứ Bảy.

Các giới chức đã nhận diện hung thủ là Abdul Saboor, một sỹ quan tình báo 25 tuổi, đã từng theo học ở Pakistan.

Hai cố vấn quân sự Mỹ được phát hiện nằm chết trên sàn nhà ở một văn phòng khóa kín cửa trong bộ Nội vụ nơi mà chỉ có những người biết được số mã của ổ khóa mới vào được.

Cách hủy Thánh Kinh của các tôn giáo

Cả ba tôn giáo lớn, lấy ông Abraham làm tổ phụ, đều có những Thánh Kinh riêng biệt, được xem là lời của Thượng Đế. Cả ba tôn giáo có những quy định khác nhau về khi nào thì Thánh Kinh được hủy và hủy như thế nào. Sau đây và vài điểm đáng chú ý:

Hồi giáo: Kinh Quran có thể hủy nếu văn bản có sai sót hoặc khi đã quá cũ mòn. Trong trường hợp đó, các nhà học giả Hồi giáo nói hai cách để hủy, hoặc quấn trong vải đem chôn, hoặc để cho giòng nước cuốn trôi.

Công giáo: Người Công giáo có thể đem chôn Thánh Kinh khi cần hủy bỏ, mặc dù vào thời Trung Cổ, có nhiều khi tín đồ tổ chức những buổi lễ đốt Thánh Kinh long trọng.

Tin Lành: Người Tin Lành không có chỉ thị đặc biệt về chuyện hủy bỏ sách vở tôn giáo, vì họ xem những gì được gợi hứng từ những con chữ, thay vì những con chữ thực sự, mới có tính cách thiêng liêng.

Do Thái giáo: Người theo đạo này xem bất cứ văn bản nào có chứa tên của Thượng Đế cần phải được đem chôn khi không còn sử dụng được nữa, hoặc đem để trong một phòng chuyên biệt gọi là "Geniza." Các nghĩa trang của Do Thái giáo có những ngôi mộ đặc biệt để chôn những văn bản thiêng liêng. Một số giáo sĩ người Mỹ theo đạo này mới đây đã quyết định nếu đem tái chế các văn bản này cũng được.

Vụ hạ sát hai sỹ quan Mỹ, một trung tá và một thiếu tá, xảy ra trong lúc người Afghanistan đang biểu tình sang đến ngày thứ năm liên tiếp phản đối trên khắp nước sau vụ nhân viên của NATO đốt kinh Quran tại căn cứ không quân Bagram hôm thứ Ba. Hơn 30 người, trong số này có 4 quân nhân Mỹ, đã chết trong các vụ biểu tình bạo động kể từ vụ đốt kinh Quran. Một phát ngôn viên NATO, thiếu tướng Carsten Jacobson, nói: "Điều gây lo ngại nhất là làm sao mà kẻ tội phạm có thể đột nhập được vào một nơi an ninh được canh giữ cẩn mật như vậy, tiến sát tới nhân viên làm việc tại đó và ra tay nổ súng."

Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã lên tiếng về vụ nổ súng tại một cuộc họp báo hôm Chủ nhật ở Kabul. Ông nói không rõ ai là thủ phạm, hay thủ phạm là người Afghanistan hay người nước ngoài, nhưng tổng thống rất thương tiếc cho những người bị thiệt mạng và gửi lời chia buồn đến gia đình họ.

Nhà lãnh đạo Afghanitna cũng kêu gọi dân chúng bình tĩnh, nói rằng "chúng ta đã bày tỏ những cảm nghĩ của chúng ta, giờ đây là lúc bình tĩnh lại và xử sự ôn hòa."

Mặc dù đã có lời kêu gọi của thổng thống, những vụ biểu tình vẫn tiếp tục. Một người biểu tình thiệt mạng và 7 binh sỹ Mỹ bị thương khi 1 quả lựu đạn bị ném vào một căn cứ Mỹ ở tỉnh Kunduz ở miền bắc Afghanistan hôm Chủ nhật.

Tất cả các nhân viên quân sự làm việc tại các cơ quan chính phủ Afghanistan đã được lệnh rút khỏi các cơ quan này, sau khi tay súng giết chết hai sĩ quan Mỹ.

NATO nói quyết định rút nhân viên được đưa ra “đương nhiên là để bảo toàn tính mạng cho các lực lượng quốc tế”.

Tổ chức Taliban ở Afghanistan đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ nổ súng này, và cho biết cuộc tấn công đó là để trả đũa vụ đốt kinh Quran thiêng liêng của người Hồi giáo.

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và các giới chức Mỹ khác đã ngỏ lời xin lỗi về hành động được coi là báng bổ Kinh Quran, tuy nhiên, điều đó đã không làm gì để xoa dịu cơn phẫn nộ tại Afghanistan và nước láng giềng Pakistan.

NATO đang thực hiện một cuộc điều tra toàn diện về vụ việc này, tuy nhiên chưa công bố thông báo chi tiết nào.

Nhiều giơí truyền thông trích lời nhiều giới chức Tây phương nói rằng dường như các quyển Kinh Quran liên hệ và những tài liệu Hồi giáo khác trong thư viện tại Bagram, được sử dụng để khích động chủ nghĩa cực đoan, và các tù nhân đã viết vào các tài liệu này để trao đổi những thông điệp cực đoan với nhau.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG