HONG KONG —
Hội chứng Hô hấp Trung Đông, gọi tắt là MERS, cho tới giờ đã giết chết hơn 100 người, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi về nguồn gốc và cách lây truyền của bệnh này. Tại Hồng Kông, nơi một loại vi rút có yếu tố di truyền tương tự đã giết chết gần 300 người vào năm 2003, các nhà phân tích nói rằng những bài học của 11 năm trước về bệnh SARS có thể được áp dụng để làm chậm đi sự lây lan của bệnh MERS.
Bệnh MERS được báo cáo lần đầu tiên ở Ả rập Xê-út vào năm 2012. Trong tổng số 339 ca bệnh được xác nhận từ đó tới nay có 102 ca tử vong.
Bệnh này giờ đây đã lan tới những nước khác ở Trung Đông và 4 nước Malaysia, Ai Cập, Philippines và Indonesia.
MERS là một chứng bệnh đường hô hấp gây ra bởi một loại vi rút corona, thường gây bệnh cho loài vật và con người. Các bệnh nhân bị sốt cao và ho, và trong trường hợp bệnh nặng, họ còn bị viêm phổi và suy thận.
Sự lây lan của bệnh này làm nhiều người nhớ lại một vụ bộc phát tương tự của bệnh SARS vào năm 2003.
Ông Malik Peiris, giám đốc trung tâm nghiên cứu bệnh cúm của Đại học Hồng Kông, là người cầm đầu toán nghiên cứu đã cô lập vi rút SARS vào năm 2003. Ông nói rằng SARS và MERS rất giống nhau:
"Khi dịch SARS bắt đầu vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2002, chúng tôi đã nhận thấy những ổ bệnh, một nhóm bệnh nhân bị viêm phổi nặng, nhưng lúc đó không ai biết là gì. Những ổ bệnh đó tàn lụi rồi một ổ bệnh mới lại xuất hiện ở những nơi khác trong tỉnh Quảng đông ở miền nam Trung Quốc. Rồi vài tháng sau đó, tới tháng giêng-tháng hai, vi rút bắt đầu lây lan một cách đều đặn từ người sang người."
Ông Peiris cho biết trong vòng vài tháng SARS đã lây tới 25 nước trên cả năm châu lục. Dịch SARS tiếp tục lây lan và giết chết gần 800 người.
Dịch này là một điểm gây thay đổi ở Trung Quốc.
Thoạt đầu, giới hữu trách ở Bắc Kinh đã tìm cách hạ giảm tầm quan trọng của vi rút và cấm các cơ quan truyền thông không được tường thuật về những ca bệnh mới.
Sau đó, vì có sự tiết lộ của một vị bác sĩ ở Bắc Kinh, các giới chức y tế rốt cuộc phải thừa nhận họ đã che giấu vụ việc để tránh tình trạng hốt hoảng trong dân chúng. Họ đã thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới về tình hình thực tế.
Nhưng, theo các nhà phân tích, sự trì hoãn đó đã làm cho dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và nêu bật cái giá rất đắt của việc giữ bí mật về các vấn đề y tế công cộng.
Khi dịch MERS xuất hiện lần đầu ở Ả rập Xê-út, ông Peiris cho biết, cũng có sự trì hoãn trong việc phổ biến thông tin:
"Có một khoảng thời gian bị mất trong giai đoạn đầu, 2012-2013. Có nhiều việc lẽ ra đã có thể học được trong thời gian đó. Nhưng trong vài tháng gần đây tôi nghĩ rằng đã có một sự nhận thức đáng kể và có hành động trong vấn đề này."
Hôm thứ hai, Bộ trưởng y tế Ả rập Xê-út đã bị cách chức sau khi ông tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng vụ tăng mạnh các ca bệnh MERS hồi tháng tư có thể là theo mùa và văn phòng của ông không có ý định ra lệnh thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa.
Tương tự như bệnh SARS, bệnh MERS lây lan nhanh chóng trong bệnh viện và nhân viên chăm sóc sức khỏe là nhóm người có tỉ lệ lây nhiễm cao.
Giáo sư Nelson Lee của Bệnh viện Hoàng tử xứ Wales ở Hồng Kông là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm. Ông cho biết nhiều đồng nghiệp của ông đã mắc bệnh SARS và bị viêm phổi.
Khi đó, các bệnh viện công ở Hồng Kông không có khu vực cách ly và nhân viên bệnh viện không được huấn luyện kỹ lưỡng.
Giáo sư Lee nói rằng tình trạng đó đã thay đổi:
"Những cơ sở cách ly với hệ thống thông hơi riêng biệt giờ đây có mặt tại tất cả các bệnh viện lớn ở Hồng Kông. Chúng tôi đã học được là sự chẩn đoán và phân loại bệnh nhân ngay từ đầu là một việc rất quan trọng, do đó mỗi bệnh nhân nhập viện với một chứng bệnh đường hô hấp và viêm phổi sẽ được hỏi về một số những yếu tố rủi ro của việc mắc bệnh nhiễm trùng."
Giáo sư Lee cho hay các bệnh nhân giờ đây được hỏi về việc du hành, những sự tiếp xúc mới đây của họ với người bệnh và họ có nhận thấy những ổ bệnh trong gia đình hay nơi làm việc hay không:
"Nếu một bệnh nhân giờ đây vào bệnh viện sau khi du hành tới Trung Đông và có dấu hiệu viêm phổi, chúng tôi sẽ xét nghiệm người đó về vi rút corona MERS."
Luật sư Alex Lam được chẩn đoán mắc bệnh SARS ở Hồng Kông năm 2003. Ông được điều trị bằng nhiều thứ thuốc khác nhau, kể cả steroid, nhưng những cuộc thử máu sau đó cho thấy bác sĩ đã chẩn đoán lầm và ông không hề nhiễm vi rút bệnh SARS.
Ông Lam cho biết 11 năm sau khi được điều trị, nhiều bệnh nhân bệnh SARS ở Hồng Kông vẫn còn gặp phải những vấn đề về sức khỏe:
"Vì sự dùng thuốc quá nặng trong quá trình điều trị, họ đã có vấn đề về xương, họ phải thay khớp và phải chống gậy. Một số người còn phải dùng xe lăn. Những người khác bị chấn thương và phải chống chọi với những chứng bệnh tâm thần."
Ông Lam hiện nay là người đứng đầu Hội Tương tế bệnh SARS Hồng Kông, một tổ chức chuyên giúp cựu bệnh nhân bệnh SARS khắc phục hậu quả của chứng bệnh nguy hiểm này. Ông nói:
"Nhìn về mặt tích cực, chúng tôi đã học được một bài học, mặc dù chúng tôi đã trả giá rất đắt cho bài học này."
Các nhà khoa học sau đó đã xác định dịch SARS gây ra bởi một vi rút có nguồn gốc ở loài dơi ở Trung Quốc và lan sang cho con người.
Vi rút gây bệnh MERS được tìm thấy nơi một số loài vật, kể cả dơi và lạc đà. Các nhà khoa học tin rằng lạc đà có thể là gốc, nhưng họ chưa có bằng chứng chắc chắn để xác nhận mối liên hệ đó. Họ cũng chưa thể giải thích được vấn đề vi rút này đã nhảy từ loài vật sang loài người bằng cách nào.
Bệnh MERS được báo cáo lần đầu tiên ở Ả rập Xê-út vào năm 2012. Trong tổng số 339 ca bệnh được xác nhận từ đó tới nay có 102 ca tử vong.
Bệnh này giờ đây đã lan tới những nước khác ở Trung Đông và 4 nước Malaysia, Ai Cập, Philippines và Indonesia.
MERS là một chứng bệnh đường hô hấp gây ra bởi một loại vi rút corona, thường gây bệnh cho loài vật và con người. Các bệnh nhân bị sốt cao và ho, và trong trường hợp bệnh nặng, họ còn bị viêm phổi và suy thận.
Sự lây lan của bệnh này làm nhiều người nhớ lại một vụ bộc phát tương tự của bệnh SARS vào năm 2003.
Ông Malik Peiris, giám đốc trung tâm nghiên cứu bệnh cúm của Đại học Hồng Kông, là người cầm đầu toán nghiên cứu đã cô lập vi rút SARS vào năm 2003. Ông nói rằng SARS và MERS rất giống nhau:
"Khi dịch SARS bắt đầu vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2002, chúng tôi đã nhận thấy những ổ bệnh, một nhóm bệnh nhân bị viêm phổi nặng, nhưng lúc đó không ai biết là gì. Những ổ bệnh đó tàn lụi rồi một ổ bệnh mới lại xuất hiện ở những nơi khác trong tỉnh Quảng đông ở miền nam Trung Quốc. Rồi vài tháng sau đó, tới tháng giêng-tháng hai, vi rút bắt đầu lây lan một cách đều đặn từ người sang người."
Ông Peiris cho biết trong vòng vài tháng SARS đã lây tới 25 nước trên cả năm châu lục. Dịch SARS tiếp tục lây lan và giết chết gần 800 người.
Dịch này là một điểm gây thay đổi ở Trung Quốc.
Thoạt đầu, giới hữu trách ở Bắc Kinh đã tìm cách hạ giảm tầm quan trọng của vi rút và cấm các cơ quan truyền thông không được tường thuật về những ca bệnh mới.
Sau đó, vì có sự tiết lộ của một vị bác sĩ ở Bắc Kinh, các giới chức y tế rốt cuộc phải thừa nhận họ đã che giấu vụ việc để tránh tình trạng hốt hoảng trong dân chúng. Họ đã thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới về tình hình thực tế.
Nhưng, theo các nhà phân tích, sự trì hoãn đó đã làm cho dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và nêu bật cái giá rất đắt của việc giữ bí mật về các vấn đề y tế công cộng.
Khi dịch MERS xuất hiện lần đầu ở Ả rập Xê-út, ông Peiris cho biết, cũng có sự trì hoãn trong việc phổ biến thông tin:
"Có một khoảng thời gian bị mất trong giai đoạn đầu, 2012-2013. Có nhiều việc lẽ ra đã có thể học được trong thời gian đó. Nhưng trong vài tháng gần đây tôi nghĩ rằng đã có một sự nhận thức đáng kể và có hành động trong vấn đề này."
Hôm thứ hai, Bộ trưởng y tế Ả rập Xê-út đã bị cách chức sau khi ông tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng vụ tăng mạnh các ca bệnh MERS hồi tháng tư có thể là theo mùa và văn phòng của ông không có ý định ra lệnh thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa.
Tương tự như bệnh SARS, bệnh MERS lây lan nhanh chóng trong bệnh viện và nhân viên chăm sóc sức khỏe là nhóm người có tỉ lệ lây nhiễm cao.
Giáo sư Nelson Lee của Bệnh viện Hoàng tử xứ Wales ở Hồng Kông là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm. Ông cho biết nhiều đồng nghiệp của ông đã mắc bệnh SARS và bị viêm phổi.
Khi đó, các bệnh viện công ở Hồng Kông không có khu vực cách ly và nhân viên bệnh viện không được huấn luyện kỹ lưỡng.
Giáo sư Lee nói rằng tình trạng đó đã thay đổi:
"Những cơ sở cách ly với hệ thống thông hơi riêng biệt giờ đây có mặt tại tất cả các bệnh viện lớn ở Hồng Kông. Chúng tôi đã học được là sự chẩn đoán và phân loại bệnh nhân ngay từ đầu là một việc rất quan trọng, do đó mỗi bệnh nhân nhập viện với một chứng bệnh đường hô hấp và viêm phổi sẽ được hỏi về một số những yếu tố rủi ro của việc mắc bệnh nhiễm trùng."
Giáo sư Lee cho hay các bệnh nhân giờ đây được hỏi về việc du hành, những sự tiếp xúc mới đây của họ với người bệnh và họ có nhận thấy những ổ bệnh trong gia đình hay nơi làm việc hay không:
"Nếu một bệnh nhân giờ đây vào bệnh viện sau khi du hành tới Trung Đông và có dấu hiệu viêm phổi, chúng tôi sẽ xét nghiệm người đó về vi rút corona MERS."
Luật sư Alex Lam được chẩn đoán mắc bệnh SARS ở Hồng Kông năm 2003. Ông được điều trị bằng nhiều thứ thuốc khác nhau, kể cả steroid, nhưng những cuộc thử máu sau đó cho thấy bác sĩ đã chẩn đoán lầm và ông không hề nhiễm vi rút bệnh SARS.
Ông Lam cho biết 11 năm sau khi được điều trị, nhiều bệnh nhân bệnh SARS ở Hồng Kông vẫn còn gặp phải những vấn đề về sức khỏe:
"Vì sự dùng thuốc quá nặng trong quá trình điều trị, họ đã có vấn đề về xương, họ phải thay khớp và phải chống gậy. Một số người còn phải dùng xe lăn. Những người khác bị chấn thương và phải chống chọi với những chứng bệnh tâm thần."
Ông Lam hiện nay là người đứng đầu Hội Tương tế bệnh SARS Hồng Kông, một tổ chức chuyên giúp cựu bệnh nhân bệnh SARS khắc phục hậu quả của chứng bệnh nguy hiểm này. Ông nói:
"Nhìn về mặt tích cực, chúng tôi đã học được một bài học, mặc dù chúng tôi đã trả giá rất đắt cho bài học này."
Các nhà khoa học sau đó đã xác định dịch SARS gây ra bởi một vi rút có nguồn gốc ở loài dơi ở Trung Quốc và lan sang cho con người.
Vi rút gây bệnh MERS được tìm thấy nơi một số loài vật, kể cả dơi và lạc đà. Các nhà khoa học tin rằng lạc đà có thể là gốc, nhưng họ chưa có bằng chứng chắc chắn để xác nhận mối liên hệ đó. Họ cũng chưa thể giải thích được vấn đề vi rút này đã nhảy từ loài vật sang loài người bằng cách nào.