Bảo vệ tài nguyên và các sinh vật quí hiếm là những công việc vô cùng gian nan của nhân loại, nhưng đối với các quốc gia đang phát triển, thiếu thốn phương tiện và dân trí còn thấp thì công việc này lại còn khó hơn gấp bội.
TTV Lan Phương của đài chúng tôi đã có dịp được tiếp chuyện với thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Đặng Hùng Võ về những khó khăn trong việc đối phó với nạn săn bắt thú rừng bất hợp pháp và đốn gỗ lậu tại Việt Nam. Phần đầu của bài nói chuyện sẽ đề cập đến vấn đền tiêu thụ thịt rừng tại Việt Nam và làm sao để đối phó. Sau đây là các chi tiết mời quí vị theo dõi :
Từ thôn quê đến tỉnh thành ở Việt Nam, những nhà hàng dọn món thịt rừng đầy rẫy khắp nơi, đã vậy thú rừng còn bị giết hại để lấy các bộ phận làm thuốc chữa trị theo đông y nữa. Nguồn cung cấp cho những nhà hàng này từ đâu đến? Chắc chắn phải từ nơi những người đi săn bắt thú rừng, và trong hầu hết mọi trường hợp, là săn bắt bất hợp pháp. Công tác khó khăn hầu ngăn chặn nạn săn bắt lậu và phá hoại tài nguyên quốc gia liên hệ đến nhiều bộ, nhiều cơ quan trong chính phủ chứ không phải riêng bộ Tài Nguyên Môi Trường. Sau đây là một số cung cách đối phó qua lời trình bày của thứ Trưởng Tài Nguyên Môi Trường Đặng Hùng Võ :
Nhữ ng biện pháp này đã được đề ra trên giấy tờ , nhưng trên thực tế thì được chấp hành như thế nào ? Theo ông thứ trưởng thì những khó khăn trong việc thực thi nằm ở nhiều mặt, thứ nhất, chính phủ trung ương không đủ nhân sự, thứ nhì nạn tham nhũng ở cấp địa phương, thứ ba là do dân trí còn thấp kém, nhất là khi có nhiều người, nhất là giai cấp trưởng giả mới, muốn chứng tỏ sự sang trọng bằng cách đi thưởng thức những thứ sơn hào hải vị hoặc có khi người dân lại cảm thấy thích thú khi vi phạm những điều bị cấm kỵ.
Khi được hỏi về giải pháp cho vấn đề, Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường cho rằng giải pháp tận gốc rễ là giáo dục cho thế hệ tương lai ngay từ lúc còn bé thơ.
Và nhân tiện đây chúng tôi cũng xin nhắc nhở với mọi người rằng: Thịt thú rừng không được kiểm dịch có thể gây bệnh cho người tiêu thụ, như Hội Chứng Hô Hấp Cấp Tính Nặng (SARS) do ăn thịt cầy hương, và bây giờ thì đến như gia cầm gà, vịt, ngan, ngỗng cũng có thể gây nên cúm cầm điểu, chưa kể gì đến bồ câu và mọi loài chim rừng.
Chúng tôi xin tạm ngưng bài nói chuyện của Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, ông Đặng Hùng Võ, mời quí vị đón nghe phần thứ hai trong kỳ tới về phương cách đối phó với nạn phá rừng và đốn gỗ lậu.