Một số người chủ chốt làm việc trong ngành y tế đã xóa được bệnh đậu mùa ở châu Á đã họp lại với nhau để kỷ niệm 30 năm không còn phải chịu đựng căn bệnh không thể chữa được đã từng gây ra đại dịch đối với nhân loại từ nhiều thế kỷ. Từ địa điểm tụ họp ở New Delhi, thông tín viên Steve Herman của đài VOA gửi về bài tường thuật sau đây.
Các giới chức y tế, các bác sĩ và các nhà dịch tễ học đã tề tựu tại trụ sở khu vực của Tổ chức Y tế Thế giới để đánh dấu 3 thập niên kể từ khi bệnh đậu mùa được công bố là đã bị khống chế.
Những người trong phòng hội đã được coi như “các chiến sĩ y tế thế giới” đã cô lập được một số ít các ca bệnh còn rơi rớt lại hồi thập niên 1970 và tạo dựng được một vành đai chủng ngừa quanh những ca bệnh này. Giám đốc khu vực của Tổ chức Y tế Thế giới, bác sĩ Samlee Plianbangchang, nói với họ rằng họ đã đạt được một thành quả lịch sử đáng kể.
Bác sĩ Samlee nói: “Chúng ta tề tựu ở đây hôm nay để tái khẳng định một chiến thắng toàn diện và rõ ràng của một chương trình y tế công cộng. Chiến thắng đối trước nguyên nhân gây đau khổ và cái chết cho nhân loại nằm trong số các thành tựu vĩ đại nhất của ngành y tế công cộng trong thế kỷ thứ 20.”
Một nhà dịch tễ học người Mỹ đã đóng một vai trò chủ chốt trong việc khai triển một sách lược xóa sạch căn bệnh khó chữa làm xấu xí mặt mày này. Bác sĩ William Foege, người sau này trở thành giám đốc Trung Tâm Kiểm soát Dịch Bệnh ở Hoa Kỳ, nói rằng để đánh bại bệnh đậu mùa, cần đến nhiều yếu tố hơn là khoa học. Dẹp qua một bên các bất đồng về văn hóa và chủ thuyết là điều thiết yếu, và đó là một đường lối mà ông cho là đem lại lợi ích cho nhân loại về nhiều phương diện khác nữa.
Ông Forge nói: “Thế giới này không cần phải là một thế giới của dịch bệnh, của các chính phủ gây tai họa, của những xung đột và những rủi ro về sức khỏe vượt ngoài vòng kiểm soát. Có thể hoạch định cho một tương lai hợp lý. Và việc xóa sạch bệnh đậu mùa là một sự kiện luôn nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không thể chấp nhận điều gì kém hơn thế.”
Ca bệnh chót tự nhiên xảy ra do dòng vi khuẩn đậu mùa được phát hiện ở Bangladesh vào năm 1975. Bà Rahima Banu Begum lúc đó chưa đầy 2 tuổi. Bà đã dự lễ kỷ niệm hôm thứ sáu ở New Delhi, phát biểu ngắn gọn vào dịp này, và chụp hình với các giới chức y tế đã đích thân đối đầu với những ca bệnh đậu mùa cuối cùng ở châu Á.
Bà nói với đài VOA rằng căn bệnh này vẫn còn tiếp tục ám ảnh bà.
Người mẹ có 4 đứa con này nhắc lại việc bị cô lập trong làng của mình. Khi bà lập gia đình vào lúc 18 tuổi, gia đình bên chồng không thích bà vì bà đã bị bệnh đậu mùa. Bà bắt đầu khóc khi nói rằng mọi người tiếp tục xử tệ với bà vì việc này.
Tổ chức Y tế Thế giới phát động một chương trình cấp kỳ vào năm 1967 nhằm xóa căn bệnh còn là nguyên do gây mù mắt. Chương trình nhắm vào 4 ổ dịch là vùng châu Phi phía nam sa mạc Sahara, Nam Á, quần đảo Indonesia và Brazil.
Tại Aán Độ và các nước láng giềng, nhân viên y tế cuối cùng đã đi đến từng nhà một để phát hiện bệnh đậu mùa và treo giải thưởng cho những người dân làng báo cáo các ca bệnh mới.
Đọc nhiều nhất
1