Đại công ty mỏ BHP Billiton sắp cắt giảm hơn 3,000 công ăn việc làm ở Australia và sẽ đóng cửa một mỏ kền chính vì triển vọng kiếm lời kém. Từ Sydney, thông tín viên Phil Mercer của đài VOA gửi về bài tường thuật sau đây.
Giữa lúc kinh tế thế giới suy trầm, bộ phận chính của nền kinh tế Úc đã cho thấy những dấu hiệu suy yếu rõ ràng, khi lãnh đạo các công ty và nghiệp đoàn trong vùng phía tây giàu tài nguyên, báo cáo một sự suy sụp về kinh doanh và lòng tin của giới tiêu thụ.
Những dự án chính trong ngành mỏ ở bang Tây Australia đã bị gác lại, với việc hàng ngàn công ăn việc làm bị mất, trong khi đó thì các dự án phát triển cũng bị đình hoãn, vì tiểu bang thường vốn rất thịnh vượng của Úc cảm nhận được một sự ngưng đọng tài chánh gây ra bởi một sự sút giảm mức cầu từ những các thị trường chính như Trung Quốc.
Hãng BHP Billiton đã sa thải 3,400 công nhân ở Úc. 2,000 công nhân khác cũng bị mất việc ở Chile, và 550 công nhân của hãng bị sa thải tại mỏ đồng Pinto Valley ở Hoa Kỳ.
Sự cắt giảm vừa nói tương đương với 6% nhân lực quốc tế của BHP và làm nổi bật một sự giảm thiểu nghiêm trọng về tài sản của các công ty mỏ.
Giữa tình hình khủng hoảng toàn cầu, khu vực của Úc đã có thời vững mạnh phải đối mặt với sự kiện có phần chắc sẽ là áp lực xuống dốc về giá cả và và nhu cầu hàng tiện dụng.
Bà Simone McGurk đại diện nghiệp đoàn vùng Tây Uùc nói tiến độ suy giảm xảy tới như một tai biến đột ngột,
Bà McGurk nói: “Mọi người đều ngạc nhiên không hiểu tại sao tình hình khủng hoảng của thế giới đã đến với vùng Tây Úc của chúng tôi nhanh như vậy. Tại Tây Úc, chúng tôi vẫn có một cuộc sống thần tiên. Không chỉ vì bờ biển và khí hậu, mà chúng tôi còn có những nguồn lợi thiên nhiên to lớn mà chúng tôi có thể khai thác. Thách đố của chính phủ là làm sao cộng đồng có thể chống chỏi được với tất cả sự thay đổi.”
Một cuộc điều tra mới đây cho thấy niềm tin về doanh nghiệp tại Tây Úc đang ở mức thấp nhất từ 10 năm nay.
Tuy nhiên, mặc dù viễn ảnh u ám như thế, vẫn có những sự lạc quan.
Ông James Pearson, giám đốc điều hành Phòng thương mại và công nghệ nói, nền kinh tế của bang đủ mạnh để có thể chống chọi lại.
Ông Pearson nói: “Bằng cớ là mặc dù Trung Quốc và Ấn Ðộ cùng những nền kinh tế non trẻ tại Châu Á đang bị tác động bởi cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu dài hạn sẽ trở lại và tương lai của bang này rất khả quan, và đây là nơi thường dễ bị cơn khủng hoảng ảnh hưởng tới hơn các nơi khác tại Úc.”
Mặc dù những số liệu của các công ty lớn cho thấy sự phát triển của ngành mỏ của Tây Úc chỉ chịu đựng 'một suy sụp tạm thời', nhiều chuyên gia cho là tại đây, thời kỳ hoàng kim đã chấm dứt.
Ngoài ra, còn có những tiên đoán về nạn thất nghiệp sẽ lên rất cao, và cùng với công nghệ ngành mỏ, khu vực nhà đất cũng bị tác hại.
Thủ tướng Úc Kevin Rudd đã cảnh báo là tình hình kinh tế sẽ trở nên tồi tệ hơn trong năm nay.
Đọc nhiều nhất
1