Đường dẫn truy cập

Việt Nam: Thâm hụt mậu dịch trong 7 tháng đầu năm lên tới 15 tỷ đôla


Việt Nam ước tính mức thâm hụt mậu dịch trong 7 tháng đầu năm nay sẽ lên tới 15 tỷ 10 triệu đô la Mỹ, tức là tăng quá gấp đôi so với năm ngoái.

Tin của Reuters và Bloomberg cho hay theo bản phúc trình của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam đưa ra hôm thứ Năm, mức xuất khẩu trong thời gian từ tháng Giêng tới tháng 7 tăng 37,7% so với cùng thời gian này năm ngoái, lên 36 tỷ 880 triệu đô la, nhưng mức nhập khẩu lại tăng tới 56,8%, lên 51 tỷ 890 triệu đô la.

Trong 7 tháng dầu của năm 2007, mức thâm hụt mậu dịch chỉ là 6 tỷ 320 triệu đô la. Chỉ tính riêng tháng 7, theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, số lượng xuất khẩu được ước tính khoảng 6 tỷ 250 triệu đô la và nhập khẩu là 7 tỷ 50 triệu, tạo ra mức thâm hụt mậu dịch là 800 triệu đô la, tức là tăng, so với mức thâm hụt 736 triệu của tháng 6, nhưng ít hơn rất nhiều, so với mức 2 tỷ 850 triệu của tháng 5.

Đây là lần thứ nhì trong 2 tháng liên tiếp, tình trạng gia tăng của mức thâm hụt mậu dịch nằm dưới con số 1 tỷ đô la. Ưu tiên của chính phủ Việt Nam hiện nay là giảm mức nhập khẩu, vì lo ngại một tình trạng thâm hụt mậu dịch gia tăng mau lẹ có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Trong bản phúc trình hôm 22 tháng 7, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu nhận định rằng có những dấu hiệu khích lệ cho thấy các chính sách siết chặt của nhà nước đang khởi sự có hiệu quả, trong đó mức nhập khẩu giảm sút và đồng bạc Việt Nam ổn định.

Theo các số liệu của Tổng Cục Thống Kê, số lượng thép nhập khẩu trong tháng 7 nhiều hơn tới 96,6% so với 1 năm trước đây, lên tới 5 tỷ 10 triệu đô la. Giá thép và vật liệu xây cất tăng cao trong năm nay đã đưa tới chỗ đình hoãn nhiều dự án phát triển gia cư và làm nhu cầu nhà cửa giảm sút.

Phải lệ thuộc gần như hoàn toàn vào các sản phẩm dầu lửa đã được lọc vì trong nước chưa có nhà máy lọc dầu, số tiền Việt Nam phải trả cho các sản phẩm dầu nhâp khẩu trong 7 tháng đầu năm nay nhiều hơn tới 90,7% so với thời gian này năm ngoái, lên tới 7 tỷ 750 triệu đô la vì giá dầu trên thế giới tăng cao.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG