Đức Giáo Hoàng sẽ đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu trong số các quan
tâm chủ yếu của ngài nhân chuyến đi Australia dự Đại hội Giới trẻ Thế
giới. Đức Giáo Hoàng từng tuyên bố các nhà chính trị và khoa học phải
ứng phó với điều mà ngài gọi là ‘thách thức lớn về sinh thái’ của hiện
tượng tăng nhiệt toàn cầu. Nhân vật cao nhất trong hàng giáo phẩm
Australia, Đức Hồng y George Pell hoan nghênh phát biểu này, nhưng cho
biết ông vẫn hoài nghi về vấn đề biến đổi khí hậu. Từ Sydney, phái viên
Phil Mercer của đài VOA gửi về bài tường thuật sau đây.
Đức
Giáo Hoàng Benedicto 16 cho rằng xã hội phải đáp ứng với các thách thức
do vấn đề biến đổi khí hậu đề ra, và có trách nhiệm tìm ra ‘một đường
lối hợp với đạo đức để thay đổi lối sống của chúng ta.’ Ngài đưa ra các
nhận định vừa kể nhân chuyến đi dự Đại hội Giới trẻ Thế giới ở
Australia. Các quan điểm của Đức Giáo Hoàng không giống với quan điểm
của nhà lãnh đạo Thiên chúa giáo cấp cao nhất của Australia, Tổng giám
mục giáo phận Sydney, Đức hồng y George Pell.
Đức Hồng y Pell là
một người hoài nghi về vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng nhấn mạnh rằng
các quan điểm cá nhân của ngài không phải là không phù hợp với quyết
định của Đức Giáo Hoàng là đặt vấn đề này như một chủ đề cho chuyến đi
Australia của ngài.
Đức Hồng y Pell nói: “Tôi biết rất rõ
rằng, qua hàng trăm năm, đã có những biến đổi lớn về khí hậu. Và liệu
chúng ta có trải qua một trong những biến đổi đó, hoặc liệu chúng ta có
góp phần vào việc tạo ra các biến đổi đó, thì tôi không biết được. Tôi
cũng không biết liệu chúng ta có đang tiến dần đến một thời đại băng
giá, hay liệu chúng ta có tiến tới hiện tượng tăng nhiệt đáng kể hay
không. Nhưng tôi khá chắc chắn là nếu nhìn vào các số liệu, thì nhiệt
độ trên toàn thế giới đã hạ xuống, trong 12 tháng vừa qua.”
Một
số người ủng hộ vấn đề biến đổi khí hậu ở Australia tin rằng các ý kiến
của Đức Giáo Hoàng về môi trường không mang nhiều tính thực tiễn. Ông
Stephen Douglas thuộc trường Đại học Quốc gia Australia nói rằng không
nên coi các quan điểm của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 về biến đổi khí
hậu là quá nghiêm trọng.
Ông Douglas nói: “Có một tập hợp ngày
càng nhiều những điều ta có thể gọi là chính sách tượng trưng; đây là
những điều tương đối không may được gọi là ‘các phát biểu của tình mẫu
tử.’ Đó là những phát biểu chủ yếu nhiệt thành và mơ hồ về cách thức
chúng ta nên nhìn vào mọi việc, cách thức chúng ta phải quan tâm đến sự
sinh sôi nẩy nở theo ngôn từ của người Công giáo; nhưng điều chúng ta
không nhìn thấy là chính sách vận hành quan trọng. Chúng ta không nhìn
thấy sự tái cấu trúc Giáo hội Thiên chúa giáo, hay bất cứ tổ chức tôn
giáo nào khác, để các tổ chức này bắt kịp tiến độ cần thiết phải vận
hành để giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu.”
Tòa thánh
Vatican đã tự công bố là một quốc gia trung tính carbon, mặc dù những
người phê bình lập luận rằng các phẩm chất về môi trường của Vatican
còn bị nguy hại vì vấn đề tiêu thụ nhiên liệu cho một hãng hàng không
dành riêng cho các tín đồ đi hành hương mà Tòa Thánh đang quản lý.Đức
Giáo Hoàng tiếp tục nghỉ ngơi tại một nơi tĩnh tâm của Công giáo bên
ngoài Sydney trước khi chính thức tham dự các buổi lễ tại Đại hội Giới
trẻ Thế giới, mở đầu bằng chuyến đi băng qua Cảng Sydney vào ngày mai.
Cao
điểm của chuyến thăm Australia trong 10 ngày của ngài sẽ là một đại
thánh lễ do Đức Giáo Hoàng chủ tế tại Sydney vào ngày chủ nhật trước
khoảng 250,000 tín đồ.