Công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế đã yêu cầu bắt giam Tổng Thống
Sudan, ông Omar Hassan al Bashir, tố giác ông này về tội diệt chủng và
phạm tội ác chiến tranh trong khu vực Darfur của Sudan. Bây giờ thì một
ủy ban gồm 3 thẩm phán của tòa này sẽ họp trong nhiều tuần hoặc nhiều
tháng để quyết định xem có nên ký trát bắt giam ông Bashir hay không.
Thông Tín Viên Tendai Maphosa ở London gửi về bài tường trình sau đây.
Công
tố viên Luis Moreno-Ocampo loan báo yêu cầu bắt giam trong cuộc họp báo
hôm thứ Hai tại trụ sở Tòa án Hình sự Quốc tế ở La Haye.
Công
tố viên Moreno-Ocampo nói: “Tôi vừa nạp đơn cho văn phòng xét xử số 3
để xin ký trát tống giam ông Omar Hassan Ahmad al-Bashir về tội diệt
chủng, tội ác chống nhân loại, và tội ác chiến tranh.”
Nhưng ông Moreno-Ocampo nhấn mạnh là ông chưa kết án ông Bashir.
Ông
Moreno-Ocampo nói: “Tôi xin nói rõ điều này, tôi chỉ xin các thẩm phán
quyết định, họ có thể đồng ý với lời yêu cầu của tôi, họ có thể bác bỏ,
họ có thể làm điều gì khác, họ có thể đòi thêm bằng cớ. Do đó, giờ đây
các thẩm phán có quyền quyết định.
Nếu bị mang ra xử, ông Bashir
có thể đối mặt với ba tội; gồm có tội diệt chủng, tội gây ra nguy hại
tâm thần nghiêm trọng, và tội cố tình tạo ra những tình huống có tính
toán-mang lại những thiệt hại về thể xác.
Công tố viên
Moreno-Ocampo nói rằng bên cạnh đó Tổng Thống Bashir có thể phải trả
lời về 5 tội ác chống nhân loại khác, gồm có tội giết người, ra lệnh
hành quyết người khác, cưỡng bức người khác phải dời cư, tra tấn và hãm
hiếp.
Nếu ủy ban thẩm phán đồng ý ký trát bắt ông Bashir thì đây
là lần đầu tiên Tòa án Hình sự Quốc tế áp dụng biện pháp này đối với
một nhân vật lãnh đạo quốc gia.
Chính phủ Sudan hiện nay không
nhìn nhận thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế và đã liên tục từ chối
giải giao người của họ bị tòa này đòi mang ra xử. Đó là Ahmad Harun, Bộ
Trưởng đặc trách các vấn đề nhân đạo; và Ali Kushayb, thủ lĩnh nhóm
dân quân thân chính phủ.
Trước khi có lời yêu cầu của Công tố
viên Moreno-Ocampo, chính phủ Sudan đã dọa là lời yêu cầu đó sẽ ảnh
hưởng xấu cho cuộc đàm phán giữa phe chính phủ và phe phiến quân ở
Darfur.
Khi Thông tín viên đài VOA tiếp xúc với sứ quán Sudan
tại London thì Người phát ngôn của sứ quán là ông Khalid al Mubabrak
nói rằng các lời cáo buộc đối với Tổng Thống Bashir là sai. Ông này còn
nhấn mạnh là Tòa án Hình sự Quốc tế không có thẩm quyền gì đối với
Sudan.
Ông Mubarak nói: "Cũng giống như Hoa Kỳ, Sudan không ký
công ước Rôma, là công ước thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế. Nước Sudan
chúng tôi có hệ thống pháp lý riêng biệt, hệ thống này khá hiệu quả,
bằng chứng là đã xét đến vụ Darfủ, đã kết tội một số người, trả tự do
cho một số người, và bỏ tù một số người. Hành động của Công tố viên
Moreno-Ocampo sẽ kéo dài cuộc khủng hoảng tại Darfur và khuyến khích
phiến quân ở đó có những hành động táo bạo hơn.
Cuộc khủng hoảng
tại Darfur khởi đầu vào năm 2003 bằng những cuộc tấn công của phiến
quân vào các cơ sở của chính phủ. Phía chính phủ đã phản ứng bằng cách
trang bị vũ khí cho các dân quân, và các dân quân này đã ra tay hành
động, buộc hơn 2 triệu người ở đó phải dời cư.
Liên Hiệp Quốc ước tính cho tới nay đã có 300,000 người thiệt mạng do cuộc xung đột này.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1