Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa chấm dứt đã
không gây xáo động nhiều như chuyến đi của người tiền nhiệm là nguyên
Thủ tướng Phan Văn Khải. Nguyên do ra sao, Câu chuyện Việt Nam của đài VOA tuần này
tìm hiểu thêm qua nhận xét của một số người trong và ngoài nước.
Chuyến
đi Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tuần rồi đã không có những phản
hồi, tổng kết rầm rộ như chuyến đi của nguyên Thủ tướng Phan văn Khải,
với khoản tổng kết hàng chục tỷ đôla trị giá hợp đồng, với những nhận
định lạc quan nhiều thiện cảm của báo giới quốc tế. Ngay báo trong nước
cũng không có những bài tổng kết, tổng lược như hồi năm 2005.
Tuy
nhiên, phía doanh giới Hoa Kỳ bày tỏ nhiều quan tâm tới chuyến đi của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đặc biệt là vào lúc mà nhiều người cho là
gay go đối với tình hình kinh tế-tài chính của Việt Nam. Ông Ernie
Bower, cựu chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN, cho biết.
Ông Bower nói: "Đây
là một chuyến đi tốt, vô cùng quan trọng. Trước hết, nó là chuyến viếng
thăm đầu tiên của ông Dũng trong cương vị Thủ tướng, thứ nhì là nó đánh
dấu mối quan hệ đang ấm dần giữa hai nước. Chuyến đi diễn ra vào lúc
gay go vì nền kinh tế Việt Nam đang phải đối diện với các thách đố lớn.
Ông đã giành nhiều thì giờ thảo luận với chúng tôi, la nhóm mệnh danh
là Nhóm Cố vấn cho Thủ tướng về tính Cạnh tranh."
Một số người
Việt có nhận xét không mấy lạc quan, dù là người trong nước hay đã ra
ngoài nước. Ông Nguyễn văn Lắm, doanh gia ở tỉnh Cửu Long đưa ra nhận
xét.
Ông Lắm nói: "Người dân, người miền tây Nam bộ này, khi mà
thấy một vị lãnh tụ, cha mình đó, mà đi ngoại giao với một nhà giàu
chi, mà nếu học hỏi được nhà giàu thì con cái mừng liền. Chắc chắn có
bánh Tây ăn…bánh Tây cầm ăn liền tại chỗ. Nếu mình là một người cha mà
mình làm những điều tốt, làm kinh tế giỏi, đối ngoại tốt, làm cho con
cái trong này có công ăn việc làm, con cái se có xe hơi đi, có nhà lầu
ở. Nhưng nếu ngược lại thì nó sẽ có vấn đề…chắc có lẽ là ý thức hệ đó."
Ý
thức hệ hay gì đi nữa thì theo họ thì chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của
nguyên Thủ tướng Phan văn Khải hay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, không
khác biệt nhiều về nội dung lẫn hình thức.
Ông Thành nói: "Thưa
quý thính giả của đài Tiếng nói Hoa Kỳ, tôi là Trần Ngọc Thành ở
Vácxava, Ba Lan. Đối với tôi thì hai chuyến đi cũng giống nhau, vì có
cùng mục đích cả".
Hai chuyến đi của hai vị Thủ tướng bị xem là
giống nhau vì trước hai cuộc công du đều có chuyến sang Bắc Kinh của
Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh. Một sinh viên ban
Thạc sĩ du học nước ngoài không muốn nêu danh tính để bảo vệ an toàn
cho gia đình, cho biết":
"Em cũng giống như nhiều người quan tâm
đến tình hình Việt Nam, theo dõi sát sao các thông tin báo đài. Theo
nhận định của em thì khi nói về quan hệ Mỹ-Việt thì mình không tách rời
Trung Quốc được. Thế nên trước chuyến viếng thăm này, tổng bí thư Nông
Đức Mạnh cũng qua Trung Quốc ấy mà. Em thì nói theo quan điểm cá nhân,
rất là thiển cận theo cách hiểu của em thôi, tức là nó có liên quan với
theo về mặt chính trị. Thực tế không biết thế nào, nhưng có thể suy
diễn rằng có thể là mình đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc. Một số người
theo trường phái Mỹ, một số khác theo trường phái Trung Quốc, họ lấy
Trung Quốc làm tấm gương để xây dựng, để phát triển đất nước. Những
người như thế sẽ không ủng hộ quan điểm của những người theo phương Tây
hoặc là Mỹ."
Vẫn về việc tổng bí thư đảng Nông Đức Mạnh sang Bắc
Kinh trước mỗi lần Thủ tướng Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ, ông Trần Ngọc
Thành từ Ba Lan nhận xét.
Ông Thành nói: "Tất cả những động thái
của chính phủ Việt Nam hay đảng cộng sản Việt Nam thì hoàn toàn giống
nhau thôi. Họ muốn đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc. Họ muốn rằng đảng Cộng
sản Việt Nam vẫn tồn tại ở cương vị đảng thống trị đất nước và người
dân Việt Nam, thì người họ phải dựa trước tiên là đảng Cộng sản Trung
Quốc, và người họ phải cam kết đầu tiên là với đảng Cộng sản Trung Quốc
rồi sau đó mới tới Chính phủ Mỹ. Do đó mới có việc trước khi ông Phan
văn Khải sang Mỹ thì có một số quan chức cao cấp Việt Nam sang Trung
Quốc. Đến nay khi ông Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ thì quan chức cap cấp
nhất của đảng là ông Nông Đức Mạnh cũng sang Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng
đó là chính sách của chính phủ Việt Nam, họ luôn luôn đu dây để làm sao
bảo vệ được quyền lực của đảng Cộng sản Việt Nam thôi."
Có những
ý kiến không đồng tình với nhận xét vừa kể. Ông Vũ Tuân, một giới chức
quản lý cho một liên doanh nước ngoài tại Hà Nội, lại thiên về mặt bảo
vệ tổ quốc.
Ông Tuân cho biết: "Tôi đặt câu hỏi là liệu trong
chuyến đi này có đặt vấn đề quan hệ quân sự không. Thật ra chính quyền
Việt Nam hay tiềm lực quân sự của Việt Nam không đủ để đảm bảo để bảo
vệ bờ cõi của mình, ở trên bộ cũng như trên biển, mà mối đe dọa thực sự
là phía Trung Quốc. Tôi cũng muốn nói tới tính chất của Việt Nam đối
với các nước ở khu biển Đông mà chủ yếu là Trung Quốc là vấn đề rất
quan trọng. Liệu chuyến đi này ông Nguyễn Tấn Dũng có đề cập vấn đề gì
đó với phía Mỹ về mặt thúc đẩy quan hệ quân sư ïlên hay không."
Tuy
nhiên, quan trọng nhất là người chứng kiến các hoạt động của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng tại Hoa Kỳ. Ông Ernie Bower, cựu chủ tịch Hội đồng
Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN, cho biết.
Ông Bower nói: "Ðó là chuyến
viếng thăm hữu ích. Tôi biết là ông ta nhận được nhiều sự phản hồi tốt,
nhiều khuyến cáo hay ho từ những người như ông Alan Greenspan và những
nhà tư vấn khác."
Nhận được sự tư vấn của các chuyên viên quốc
tế rồi, tình hình kinh tế-tài chính Việt Nam sau chuyến viếng thăm Hoa
Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thay đổi hay không? Người sinh viên
du học ban Thạc sĩ nhận định:
"Người vẫn nhìn thấy những tiềm ẩn
của nền kinh tế Việt Nam và người ta đã cảnh báo rất nhiều. Lần này
cũng sẽ có những biện pháp, những giải pháp được đưa ra cho Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, nhưng khi về nước thì nó lại khác. Về nước thì mình
ông Thủ tướng khó làm tất cả, nói chung thì kinh tế còn phụ thuộc vào
chính trị nữa. Như Thủ tướng thì cũng chưa chắc đã có thực quyền. Tôi
đơn cử như hồi vừa rồi, hôm tháng Ba Thủ tướng có ban hành một gói bảy
tám biện pháp để chống lạm phát. Dù ông Thủ tướng có thực tâm làm việc
đấy, nhưng khi vào thực hiện thì gặp khó khăn về cơ chế, hệ thống. Nói
chung là một người ở trên cũng không thể có giải pháp để mọi đảng viên
cán bộ các cấp người ta thực thi, áp dụng, vì cái đấy nó liên quan đến
lợi ích của cán bộ nữa."
Đọc nhiều nhất
1